Những loại ký sinh trùng kỳ lạ nhất trong thế giới động vật phần 2: Biến vật chủ thành những kẻ dị dang
Những hành vi kỳ lạ nhất trong vương quốc động vật / 6 khu bảo tồn động vật hấp dẫn du khách trên thế giới
6. Acanthocephala
Acanthocephala là một loại ký sinh trùng khiến cho vật chủ tự tìm đến cái chết, khi tiến vào trong cơ thể vật chủ, chúng sẽ "kích thích" nào và buộc vật chủ phải bơi lên mặt nước để chúng bị vịt ăn thịt.
Còn được gọi là “giun đầu gai”, Acanthocephala có các gai nhọn ở đầu, giúp chúng xuyên qua thành ruột của vật chủ. Vòng đời của chúng rất phức tạp và liên quan đến ít nhất hai vật chủ có thể là động vật có vú, cá, chim hoặc động vật lưỡng cư. Chúng bắt đầu vòng đời của mình bằng cách chiếm giữ cơ thể các động vật có xương sống sống ở các vùng biển hoặc nước ngọt.
Khi bị nhiễm, ký sinh trùng sẽ ảnh hưởng đến hành vi của vật chủ và khiến cho vật chủ bị thu hút bởi ánh sáng và bơi lên mặt nước. Và khi vật chủ bị vịt ăn thịt chúng sẽ tiếp tục phát triển mạnh và tiếp tục vòng đời của mình trong cơ thể vịt.
Vật chủ tiếp theo sẽ bài tiết trứng của ký sinh trùng qua phân của nó, sau đó được một loài giáp xác hoặc động vật chân đốt khác ăn vào. Nó phát triển khi ở trong cơ thể của vật chủ trung gian và phát triển trưởng thành và giao phối trong cơ thể của vật chủ cuối cùng của nó (vịt).
7. Pleistophora mulleri
Pleistophora mulleri là một loại ký sinh trùng khiến tôm ăn thịt đồng loại nhiều hơn, làm tăng đáng kể khả năng ăn thịt đồng loại và khiến chúng mất ít thời gian hơn để tiêu thụ con mồi.
Loại ký sinh trùng này có thể làm cho tôm bản địa -Gammarus dobeni celticusăn thịt đồng loại của nó nhiều hơn so với cách ăn thông thường của chúng. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng ký sinh trùng này làm tăng đáng kể đặc điểm xấu của giống tôm bản địa và cũng khiến chúng trở nên phàm ăn hơn, đồng thời tiêu thụ con mồi trong thời gian ngắn hơn nhiều so với những con không bị nhiễm bệnh.
8. Nycteribiidae và Streblidae
Nycteribiidae và Streblidae là hai họ của các loài ký sinh trùng kinh hoàng, chúng là những con bọ bám vào đầu dơi và hút máu của nó.
Nếu bạn nghĩ dơi hút máu là một loài động vật đáng sợ thì loài ký sinh trùng mà chúng ta nhắc tới dưới đây còn đáng sợ hơn rất nhiều. Có khoảng 275 loài trong họ Nycteribiidae và 225 loài trong họ Streblidae hút máu dơi. Ruồi dơi thuộc họ Nycterbiidae không có cánh và có hình dạng giống nhện, trong khi những con thuộc họ Streblidae có cánh và có thể bay. Những con ruồi dơi đã tiến hóa qua hàng triệu năm này dành toàn bộ vòng đời của chúng để bám vào cơ thể của những con dơi, đặc biệt là lông và cánh của chúng. Các nhà nghiên cứu tin rằng 20 triệu năm trước khi loài ruồi này tiến hóa, chúng đã tiêu thụ mồ hôi, phân và da chết của dơi. Và vì là loài ký sinh trùng hút máu nên hiển nhiên chúng sẽ bị chết đói khi bị tách khỏi vật chủ - chỉ hai ngày sau khi tách khỏi cơ thể của dơi, chúng sẽ bị chết.
9. Ribeiroia ondatrae
Ribeiroia ondatrae là một trong những loài ký sinh kinh khủng nhất hành tinh. Nó sẽ khiến cho những con ếch bị nhiễm bệnh có một số khuyết tật như nhiều chân nhô ra ở những góc kỳ dị và ảnh hưởng đến khả năng di chuyển của chúng, khiến chúng gặp nguy hiểm trước những kẻ săn mồi.
Là một loại ký sinh trùng giun dẹp, Ribeiroia ondatrae thường lây nhiễm vào bên trong cơ thể của ếch khi chúng vẫn đang trong giai đoạn phát triển các chi và dẫn đến một số khuyết tật ở động vật lưỡng cư như không có chân hoặc nhiều chân bật ra ở những vị trí kỳ lạ trên cơ thể.
Điều này khiến ếch khó di chuyển và dễ bị những kẻ săn mồi ăn thịt. Loại ký sinh trùng này là một mối đe dọa nghiêm trọng vì nó di chuyển liên tục, cũng có thể sinh sống ở những khu vực nơi các loài nguy cấp hoặc bị đe dọa hình thành môi trường sống. Các nhà khoa học đã cố gắng dự đoán những nơi mà những con ký sinh trùng gây dị tật này có thể tồn tại để ngăn chặn những nguy hại thêm cho động vật.
Vòng đời của loại ký sinh trùng này bắt đầu từ một con ốc sên khổng lồ, nơi nó tự nhân bản vô tính, biến con ốc sên thành một "cỗ máy ký sinh". Hàng trăm ký sinh trùng sẽ được ốc nhả ra mỗi đêm để tìm kiếm vật chủ thứ hai của chúng, đó là những con nòng nọc. Nòng nọc lớn lên trở thành một con ếch bị khuyết tật và nhanh chóng bị chim ăn thịt. Những con chim là vật chủ thứ ba. Ký sinh trùng sinh sản bên trong chim, trứng được giải phóng theo phân của chim, và chu kỳ lặp lại.
10. Diplostomum pseudospathaceum
Diplostomum pseudospathaceum là một loại ký sinh trùng sống bên trong nhãn cầu của cá và kiểm soát hành vi của chúng. Khi còn nhỏ, ký sinh trùng này sẽ bảo vệ cá. Nhưng khi nó lớn lên, chúng sẽ tìm đủ mọi cách để giết chết vật chủ của mình.
Diplostomum pseudospathaceumlà một loại ký sinh trùng thay đổi hành vi của vật chủ để phù hợp với nhu cầu của nó. Bắt đầu vòng đời của chúng với một con ốc sên, ký sinh trùng sau đó tìm đường vào nhãn cầu của cá bằng cách xuyên qua da của cá trong nước và ẩn náu cho đến khi trưởng thành.
Khi còn nhỏ, nó bảo vệ cá để chúng có thể phát triển, nhưng khi đã trưởng thành, nó sẽ làm mọi cách để bắt cá thay đổi hành vi di chuyển và bị chim ăn thịt để vòng đời của nó tiếp tục bên trong cơ thể chim. Ký sinh trùng giao phối trong đường tiêu hóa của chim và trứng của chúng được thải ra ngoài qua phân như nhiều loại ký sinh trùng khác.
Trong một nghiên cứu năm 2015, nó đã được tiết lộ rằng những con cá bị nhiễm ký sinh trùng chưa trưởng thành bơi chậm hơn những con chưa bị nhiễm khiến chúng ít bị con mồi nhìn thấy hơn. Người ta cũng nhận thấy rằng những con cá bị nhiễm ký sinh trùng trưởng thành bơi tích cực hơn nhiều so với những con không bị nhiễm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao người chết luôn phải che một tấm vải lên mặt? Câu trả lời vô cùng đơn giản nhưng ít người nghĩ tới
CLIP: Cuộc săn kịch tính, sư tử đối đầu trâu rừng dưới sông
CLIP: Đại bàng nhận cái kết đắng khi săn nhầm dê núi dũng mãnh
Thân thế người đứng đầu trên bia tiến sĩ ở Văn Miếu: Ba lần từ chối làm quan, tên tuổi vang dội cả Trung Quốc
CLIP: Sư tử cái 'to gan' tát sư tử đực và cái kết khiến người xem bất ngờ
CLIP: Cuộc chiến khốc liệt giành quyền giao phối của heo rừng, cái kết đầy kịch tính