Ngôi mộ đế vương đáng sợ bậc nhất Trung Quốc, 1 chiếc quan tài đoạt 7 mạng người
Cổ vật vô giá trong lăng mộ Pharaoh huyền thoại / Lăng mộ lạ và bộ xương khủng ở mũi Cà Mau
Nhắc tới những giai thoại khảo cổ nổi tiếng nhất Trung Quốc, giới chuyên gia nước này vẫn không thể quên cuộc khai quật nguy hiểm nhất mà họ từng thực hiện. Đó chính là lần khai quật Định Lăng của Hoàng đế Vạn Lịch – vị vua thứ 13 thời nhà Minh.
Giai thoại về địa cung được bảo vệ bởi sông ngầm
Năm 1955, đoàn công tác khảo cổ Định Lăng do Quách Mạt Nhược phụ trách bắt đầu tiến hành khai quật lăng mộ này. Đối với một đội khảo cổ còn non trẻ, đây quả thực là thử thách đầy mạo hiểm.
Định Lăng còn được biết tới với tên đầy đủ là Minh Định Lăng, có niên đại hơn 300 năm trước. nơi an nghỉ của Minh Thần Tông Chu Dực Quân (Hoàng đế Vạn Lịch) khi xưa từng mất tới 6 năm xây dựng và tiêu tốn gần 800 vạn lượng.
Mặc dù sở hữu quy mô không quá lớn so với các lăng mộ đế vương khác, nhưng Định Lăng vẫn được xây dựng hết sức quy củ. Điều này cũng gây ra nhiều trở ngại lớn trong quá trình khai quật của đoàn khảo cổ.
Đội khảo cổ đã mất tới hơn một năm rưỡi mới có thể tìm ra lối vào địa cung. Lối vào ấy lại bị phong tỏa kín bởi một bức tường kim cương cao 8,8 mét, dày 1,6 mét.
Bức tường phong tỏa lối vào địa cung của Hoàng đế Vạn Lịch. (Ảnh: Nguồn Baidu).
Chưa dừng lại ở đó, khi quá trình khai quật đang tiến hành những bước quan trọng, thì người dân trong vùng lại truyền tai nhau tin đồn.
Trong địa cung của Định Lăng có một con sông. Muốn tìm được quan tài của Hoàng đế thì phải ngồi thuyền nhỏ đi qua con sông có vực sâu vạn trượng và giăng đầy kiếm sắc. Hơn nữa, chỉ có người trùng ngày sinh tháng đẻ với Hoàng đế Vạn Lịch mới có thể đến được nơi có quan tài.
Điều này khiến đội ngũ khảo cổ vô cùng hoang mang. Dù vậy, nhóm của Quách Mạt Nhược đã quyết định bỏ ngoài tai những tin đồn mê tín và kiên trì tiến hành khai quật.
Đoàn khảo cổ của Quách Mạt Nhược đã "đánh liều" tiến hành khai quật. (Ảnh: Nguồn Baidu).
Lời nguyền quan tài của Hoàng đế khiến nhiều người vong mạng
Sau nhiều tháng trời ròng rã, đội khảo cổ cuối cùng cũng đã tìm đến chủ thất – căn phòng đặt quan tài của Hoàng đế.
Theo lời kể của những người trực tiếp tiến hành khai quật, giữa căn phòng chủ thất có đặt ba chiếc quan tài màu đỏ. Chiếc ở giữa chính là của Hoàng đế Vạn Lịch, hai chiếc cạnh bên là của Hoàng hậu.
Sau khi mở quan tài, đội ngũ khảo cổ vô cùng phấn khởi khi phát hiện ra một lượng lớn trân kỳ dị bảo. Trong số đó, nổi bật nhất chính là chiếc mũ rồng của Hoàng đế, bên trên khảm hơn 120 viên đá quý, 5000 viên trân châu và được chế tác hoàn toàn bằng chỉ vàng.
Thế nhưng, ngành khảo cổ thời bấy giờ vẫn còn có phần lạc hậu. Do điều kiện vật chất có nhiều thiếu thốn, nên một số văn vật phát hiện trong lăng mộ Hoàng đế đã bị hư hỏng nghiêm trọng.
Lối vào Định Lăng - nơi an nghỉ của Hoàng đế Vạn Lịch. (Ảnh: Nguồn Baidu).
Lúc bấy giờ, các nhân viên khảo cổ cho rằng quan tài gỗ của nhà vua không có giá trị nghiên cứu nên đã để lại bên khe núi.
Khi đó, có 7 người dân trong làng nghe được tin này, liền tìm đến tận nơi để lấy quan tài, chia nhau gỗ quý. Lấy được những miếng gỗ quý có niên đại hơn 3 thế kỷ, ai nấy cũng đều rất vui mừng mà không hề biết rằng chính thứ đó sẽ đem lại tai họa cho họ.
Bấy giờ, có người cùng làng nói rằng: "Đồ của Hoàng đế đâu phải thứ ai cũng dùng được. Nếu không có cái phúc ấy thì e rằng không chịu nổi mà còn mất mạng như chơi…"
Chẳng bao lâu sau, những chuyện kỳ quái cũng bắt đầu xảy ra xung quanh những miếng gỗ ấy.
Một đôi vợ chồng già nhờ người đóng quan tài bằng khối gỗ lim của Hoàng đế, nhưng chưa tới nửa tháng thì cả hai lần lượt qua đời.
Có người nông dân khác đặt miếng gỗ này lên ban thờ, sau đó cả 4 đứa trẻ của gia đình ấy đều mất mạng không rõ nguyên nhân. Những người từng chia nhau miếng gỗ từ quan tài của Hoàng đế Vạn Lịch cũng liên tục gặp chuyện không may.
Quan tài của Hoàng đế Vạn Lịch bị nghi ngờ là nguyên nhân của nhiều tài nạn bí ẩn xảy ra với những người có liên quan. (Ảnh minh họa).
Càng kỳ quái hơn là, những nhà khảo cổ tham gia khai quật lăng mộ đều gặp phải nhiều chuyện bất thường.
Vợ của Quách Mạt Nhược là Vu Lập Quân treo cổ tự tử trong căn nhà cũ ở Bắc Kinh, hai đứa con trai của ông cũng tự sát mà chết.
Người chỉ huy công tác khai quật Trịnh Chấn Đạc bất ngờ gặp tai nạn máy bay. Người chủ trương khai quật mộ là Ngô Hàm tự sát trong ngục. Nhiếp ảnh gia Lưu Đức An (người mở nắp quan tài Hoàng đế) thắt cổ tự tử.
Dường như, ở vào thời khắc cánh cửa địa cung được mở ra, lời nguyền trong lăng mộ của Hoàng đế Vạn Lịch cũng đã bắt đầu ứng nghiệm. Mặc dù tìm thấy vô số trân kỳ dị bảo, nhưng Định Lăng cũng đã để lại nỗi sợ hãi và ám ảnh cho giới khảo cổ Trung Quốc.
Kể từ đó, việc không chủ động khai quật lăng mộ Hoàng đế đã trở thành "luật bất thành văn" trong ngành khảo cổ nước này.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bài toán hóc búa của thầy giáo Việt Nam trong đề thi Olympic: Độ khó khiến nhiều nước muốn loại bỏ
Thần đồng toán học Việt Nam trở thành GS Vật Lý nổi tiếng thế giới: Từng được kỳ vọng đạt giải Nobel
Thầy giáo đầu tiên ở Việt Nam mở trường phổ thông dân lập: Từng ra đề cho Olympic toán học quốc tế
'Thần đồng' Việt Nam nhỏ tuổi nhất đạt HCV Olympic Toán: Được Pháp phong hàm Giáo sư hạng đặc biệt
Nhà thơ 'lười' nhất lịch sử: Cả đời chỉ sáng tác một bài hai câu thơ, được truyền muôn đời
Ai được xem là ‘nhà thơ của làng cảnh Việt Nam’ ? Có bài thơ người Việt nào cũng thuộc