Khám phá

Ngôi mộ mang lời nguyền 'lạnh gáy' trên nắp quan tài, trộm mộ tránh xa: Đội khảo cổ tìm ra sự thật sau 1300 năm!

Ngôi mộ hiếm hoi có thiết kế đẹp lộng lẫy như cung điện nhưng lại mang âm khí vô cùng đáng sợ khiến đám trộm mộ không dám bén mảng.

Lăng mộ Thành Cát Tư Hãn và cả một triều đại ‘mất tích’ hơn 600 năm: Chỉ để lại một dòng bí ẩn trong sách sử! / Ba lăng mộ 'bất khả xâm phạm' ở Trung Quốc: 1 mộ không ai dám đào, 1 mộ không thể đào được, mộ cuối cùng được bảo vệ bởi những con thú

Quy mô thiết kế lăng mộ cổ

Vào năm 1957, các nhà khảo cổ học khoa Khảo cổ Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc đã phát hiện ra một ngôi mộ thời nhà Tùy thuộc khu vực cạnh đường lớn phía Tây cổng Ngọc Tường, Tây An, Trung Quốc. Sau một thời gian khai quật, toàn cảnh ngôi mộ đã lộ ra.

Ngôi mộ cổ này có cấu trúc hình chữ nhật, hố trục sâu 2.9 mét, phía nam lăng mộ có lối đi dốc xuống, dài khoảng 6.85 mét, chính giữa lăng là chiếc quan tài đá dài 2.63 mét, cao 1.61 mét và rộng 1.1 mét, được tạo thành từ 17 phiến đá xanh ghép lại với nhau.

Ngôi mộ mang lời nguyền lạnh gáy trên nắp quan tài, trộm mộ tránh xa: Đội khảo cổ tìm ra sự thật sau 1300 năm! - Ảnh 1.
Chiếc quan tài đá nằm lặng lẽ chính giữa ngôi mộ khiến các nhân viên khảo cổ lạnh sống lưng. Ảnh: Sohu.

Khi cửa lăng được mở ra, thứ đầu tiên đập vào mắt là thiết kế giống như mái ngói một cung điện. Trên cùng là ngói phiến, ngói bản và ngói ống có kỹ thuật phù điêu chạm khắc vô cùng sinh động.

Các phiến ngói còn được tỉ mỉ khắc hình hoa sen rất trang trọng, tinh tế nhưng đây không phải là cung điện cho người ở mà chỉ là một ngôi mộ được xây dựng theo kiểu dáng một toà cung điện nguy nga.

Quan tài đá bí ẩn

Ban đầu khi chuẩn bị khai quật, ngay cả các nhà khảo cổ cũng do dự rất lâu vì dòng chữ trên nóc ngôi mộ Lý Tiểu Hài: “Kẻ nào khai mộ sẽ phải chết.” Những con chữ đáng sợ đem đến một luồng khí lạnh kéo dài quẩn quanh, thật khó tưởng tượng tại sao nó lại được khắc trên quan tài của một cô bé 9 tuổi.

Ngôi mộ mang lời nguyền lạnh gáy trên nắp quan tài, trộm mộ tránh xa: Đội khảo cổ tìm ra sự thật sau 1300 năm! - Ảnh 3.
Những ký tự doạ người được khắc trên đỉnh ngôi mộ khiến ai đi qua cũng khiếp sợ. Ảnh: Sohu.

Nhiều người cho rằng họ khắc để xua đuổi những kẻ trộm mộ tránh xa phần mộ cô bé Tiểu Hài. Thực tế cho thấy chúng thực sự hữu dụng, ngôi mộ của Lý Tiểu Hài trước nay vẫn nguyên vẹn chưa bao giờ bị trộm.

Điều này càng khiến mọi người tò mò, rốt cuộc cô bé này là ai? Thân thế ra sao mà nằm trong phần mộ có thiết kế đặc biệt này?

 

Chủ mộ là ai?

Chủ nhân ngôi mộ tên Lý Tịnh Huấn, tự là Tiểu Hài, người trong gia đình gọi cô là Lý Tiểu Hài. Ông cố của Lý Tiểu Hài là Đại tướng quân Phiêu Kỵ triều đại Bắc Chu kiêm quận công Hà Tây, ông nội là Lý Sùng Tằng phò vua Chu Vũ Đế Vũ Văn Ung Bình Tư.

Sau đó cùng Văn Đế Dương Kiên triều đại nhà Tùy gây dựng nên cơ nghiệp. Sau khi nhà Tùy thành lập, bà ngoại của Lý Tiểu Hài chính là công chúa duy nhất của vị hoàng hậu Dương Lệ Hoa trứ danh sau này. Qua giới thiệu tổng lược có thể thấy, xuất thân của Lý Tiểu Hài không hề tầm thường.

Tuy là một thiên kim đại tiểu thư sống trong nhung lụa từ nhỏ nhưng Lý Tiểu Hài hưởng phúc phần không lâu thì vào ngày 1 tháng 6 năm 608 cô đột ngột qua đời trong cung điện vì một căn bệnh hiểm nghèo.

Mẹ ruột Lý Tiểu Hài là công chúa Vũ Văn Nga Anh do quá thương xót vì sự ra đi của con gái nên đã hạ lệnh chôn cất cô bé cùng vô số bảo vật và vàng bạc châu báu. Chính vì thế, ngôi mộ này như một cung điện lộng lẫy thu nhỏ với những chi tiết chạm khắc tinh xảo ngoài sức tưởng tượng.

Hai bên cửa thậm chí còn được khắc hình hai người hầu gái để phò tá cho cô bé, cho thấy người mẹ vẫn luôn thương xót con gái ra đi quá sớm và muốn có người bên cạnh chăm lo cho cô công chúa nhỏ đáng thương này.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm