Ngôi mộ tàn bạo bậc nhất Trung Quốc: Đoạt mạng 80 tên trộm mộ nhờ cạm bẫy cực kì nguy hiểm
Các vị hoàng đế cổ đại dùng người sống chôn cùng khi chết, người sống có thể sống trong lăng mộ được bao lâu? / Chuyện lạ lần lượt xảy ra trong tang lễ hoàng đế nhà Minh, sau khi khai quật lăng mộ, chuyên gia phát hoảng
Nhắc đến mộ cổ nguy hiểm nhất Trung Quốc, người ra nghĩ ngay đến lăng mộ của Tần Thủy Hoàng nằm ở phía bắc núi Ly Sơn thuộc huyện Lâm Đồng, thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc ngày nay. Tần Thủy Hoàng đã mất 38 năm, từ 246-208 TCN, để xây dựng lên gò mộ cao 76 mét c với vô số cạm bẫy nguy hiểm bên trong như dòng sông thủy ngân, lực địa từ cực lớn... Chính vì thế mà cho đến ngày nay, vẫn chưa ai dám khám phá bên trong lăng mộ của Tần Thủy Hoàng mà chỉ dám dùng công nghệ hiện đại để thăm dò từ bên ngoài.
Trên thực tế, nhắc tới mộ cổ đã được khám phá thuộc hàng hung bạo bậc nhất ở Trung Quốc thì không thể không kể đến lăng mộ ở Tương Dương, Hồ Bắc. Nó được phát hiện một cách tình cờ khi những người dân ở đây đang tiến hành đào móng xây nhà mới. Trong quá trình đào, người thợ nhìn thấy một bia đá có rất nhiều văn tự cổ khó đọc được khắc lên trên bề mặt nên đã nhanh chóng báo cho ban bảo vệ di tích văn hóa ở địa phương.
Sau khi các chuyên gia khảo cổ được cử đến xem xét và nghiên cứu di tích này thì họ đã kết luận đây làngôi mộ cổ có niên đại từ thời Ngũ Đại. Họ tìm thấy một lượng lớn đồ tùy táng cực kì quý giá và hiếm thấy, do đó thân phận của chủ nhân ngôi mộ có lẽ là một vương hậu quyền cao chức trọng. Đáng chú ý, ngoài hài cốt của chủ nhân ngôi mộ thì các chuyên gia còn tìm thấy 80 bộ hài cốt khác với tình trạng vô cùng bi thảm.
Dựa trên các dụng cụ đào mộ vương vãi xung quanh các thi thể này cùng niên đại hài cốt khác nhau, người ta đoán rằng có lẽ tất cả là những tên trộm mộ đến từ nhiều triều đại bị mắc kẹt trong lăng mộ đến chết. Sau khi nghiên cứu kĩ lưỡng hơn, chuyên gia phát hiện một vách sâu 7 mét nằm ở cuối ngôi mộ, cũng là nơi đặt thi hài vị vương hậu bí ẩn. Phía trên vách này có một lượng cát mịn rất lớn, tạo ra cạm bẫy cát lún khá điển hình. Cơ chế hoạt động của cạm bẫy này làkhi kẻ trộm đào hang chui vào bên trong mộ sẽ vô tình tạo ra chỗ trũng để các dòng cát mịn chảy vào, từ đó lấp kín lối đi, khiến cho kẻ trộm có đường vào mà không có đường ra, dần mất mạng vì thiếu ô xy và hoảng loạn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ