Ngôi trường nghèo tận dụng mảnh sắt cũ làm trống trường: Khi 'tiếng trống' vang lên, một vị chuyên gia đã nhận ra điều kỳ diệu
Trả lại cổ vật đánh cắp vì sợ gặp xui xẻo / Ai Cập công bố phát hiện nhiều cổ vật niên đại 2.500 tuổi
Cổ vật luôn có giá trị cao bởi sự khó khăn trong khai thác và tìm kiếm. Tuy nhiên, đôi khi nó được tìm thấy một cách vô cùng tình cờ, thậm chí cùng có thể bị hiểu lầm thành một thứ đồ cũ không đáng giá.
Chỉ khi những di tích ấy được gặp gỡ các chuyên gia , chúng mới quay về đúng giá trị thực tế của mình. Đối với các nhà khảo cổ học, việc tìm kiếm cổ vật bị thất lạc luôn là một bài toán khó mà họ say mê theo đuổi và câu trả lời đôi khi đến từ những sự tình cờ.
Tình cờ phát hiện cổ vật trong một chuyến tham quan
Trong một chuyến thu thập di vật văn hóa, một chuyên gia về di tích văn hóa ở Thẩm Dương, Liêu Ninh, Trung Quốc đã quyết định ghé qua thăm quan một ngôi trường cấp 2 địa phương tại đây. Ngôi trường tọa lạc tại khu vực kinh tế khó khăn, điều kiện cơ sở vật chất tại đây vô cùng thiếu thốn, gây ra nhiều trở ngại cho việc học tập và giảng dạy.
Thậm chí, việc lắp đặt một chiếc chuông điện báo tan lớp hay loa phát thanh cũng là một điều xa xỉ với học sinh và giáo viên tại đây. Vì vậy, hiệu trưởng của ngôi trường đã dùng phương pháp đập mạnh vào một khối sắt để tạo ra âm thanh báo tan học hoặc để phát lệnh tập trung.
Trên thực tế, phương pháp này đã được sử dụng tại nhiều trường học, vậy nên vị chuyên gia không có gì bất ngờ khi đến tham quan trường. Tuy nhiên, khi chiếc "trống trường" kỳ lạ này bắt đầu phát ra âm thanh, ông đã nhận ra dường như có một điều gì đó khác biệt đang thu hút mình.
Ngay lập tức, chuyên gia tiến hành kiểm tra phiến sắt lớn dùng để đánh chuông, phát hiện trên bề mặt của nó khắc họa nhiều văn tự cổ giống với sử sách ghi chép. Thông qua nghiên cứu về hình dạng, chất liệu và nội dung văn tự trên đó, chuyên gia đi đến khẳng định: Chiếc "trống sắt" mà ngôi trường sử dụng thực ra là bảo vật quốc gia bị thất lạc hơn 300 năm.
Bảo vật giúp gây dựng triều đại Mãn Thanh
Món đồ bằng sắt cũ kỹ được phát hiện đã từng được sử dụng vô cùng phổ biến trong xã hội cổ đại. Khi các phương tiện liên lạc hay công nghệ truyền tin chưa ra đời, người xưa sử dụng một công cụ mang tên "vân bảng" để ra lệnh và tập hợp mọi người.
Vân bảng được làm chủ yếu từ sắt, có hình dạng giống một chiếc rìu cổ đại, phần viền được cách điệu họa tiết giống như những đám mây, bề mặt khắc chữ nổi.
Người xưa thường treo vân bảng ở những nơi đông người qua lại, sử dụng một thanh gỗ hoặc một thanh sắt khác gõ thật mạnh để tạo ra âm thanh lớn, thu hút sự chú ý của người qua lại.
Mặc dù vân bảng là một dụng cụ được sử dụng rộng rãi trong xã hội phong kiến, tuy nhiên cổ vật được tìm thấy lần này có nguồn gốc vô cùng đặc biệt.
Qua nghiên cứu, các chuyên gia xác định vân bảng được tìm thấy trong ngôi trường cấp 2 này là công cụ hỗ trợ đắc lực trong các cuộc chiến tranh đầu tiên đặt nền móng cho triều đại nhà Thanh của Thái Tổ Cao Hoàng đế ( 1559-1626).
Ông đã sử dụng vân bảng như một thiết bị cảnh báo quan trọng trong quân sự, bất cứ khi nào có chiến tranh nổ ra, các vệ binh sẽ gõ thật lớn vào vân bảng này để nhanh chóng tập hợp quân đội. Ngoài ra, đây cũng là công cụ đặc biệt tạo nên hiệu ứng cảnh giác cho quân dân trước sự tấn công của kẻ thù, đôi khi lại dùng để đưa đi những mật lệnh quân sự đặc biệt.
Trong thời kỳ nhà Thanh suy tàn, vân bảng của Thái tổ Cao Hoàng đế đã biến mất, chỉ còn xuất hiện trong vài dòng của cuốn "Bản thảo lịch sử nhà Thanh".
Đến những năm 1970, Ban quản lý Cố cung Thẩm Dương (cung điện cũ của nhà Mãn Thanh, tọa lạc tại Liêu Ninh, Trung Quốc) đã cử các chuyên gia di tích văn hóa đến nhiều vùng khác nhau phía Đông Bắc Trung Quốc để tìm tung tích của vân bảng này.
Tuy nhiên, do cổ vật đã thất lạc hơn 300 năm, lại không có manh mối thực tế nào, khiến cho các nhà khảo cổ học gặp nhiều khó khăn trong quá trình truy tìm.
Đoàn chuyên gia di tích văn hóa đi khắp các con đường, khám phá từng ngõ hẻm, lên rừng xuống núi, tới các vùng quê khác nhau để truy lùng cổ vật. Tuy nhiên, sau hơn 20 năm nỗ lực tìm kiếm, các nhà khảo cổ học vẫn không thể tìm ra tung tích của bảo vật quốc gia.
Tại thời điểm cuộc điều tra tìm kiếm tưởng chừng như đi vào bế tắc, vân bảng huyền thoại lại được tìm thấy vô tình trong một trường cấp 2 ở vùng quê nghèo. Không ai có thể ngờ, bảo vật quốc gia có một không hai ấy lại được tìm thấy bằng sự tình cờ, vào chính thời điểm các nhà khảo cổ quyết định từ bỏ tìm kiếm.
Ngày nay vân bảng Thái tổ Cao Hoàng đế này được bảo quản trong cố cung Thẩm Dương, đồng thời được đánh giá là di tích văn hóa cấp quốc gia, trở thành một trong 10 bảo vật quý giá hàng đầu ở đây.
Cuối cùng, nếu vào thời điểm đó các chuyên gia không tình cờ phát hiện ra nó, e rằng cổ vật quý này sẽ trở thành một đống "sắt vụn" dưới sự bào mòn của mưa gió và biến mất trong dòng sông dài lịch sử.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Bộ lạc nguyên thủy nhất thế giới, nơi phụ nữ cả đời không tắm bằng nước 1 lần nào