Ngựa giúp cứu sống hàng trăm ngàn người mỗi năm nhờ máu của mình, lý do là gì?
Kỳ lạ loài động vật trông như những con rồng thu nhỏ / Túi, ví làm từ nấm mang tiềm năng ‘đánh bật’ da động vật
Huyết thanh kháng độc được xem là thuốc giải nọc rắn hiệu quả cho những nạn nhân bị rắn độc cắn. Cho đến nay thì các nhà nghiên cứu đã sản xuất ra rất nhiều loại huyết thanh hiệu quả cho những loài rắn kịch độc như hổ mang chúa, cạp nong, lục đuôi đỏ.
Tuy nhiên quá trình sản xuất ra chúng lại là điều không phải ai cũng biết, trong đó phải kể tới "công sức" của một sinh vật đóng vai trò quan trọng giúp sản xuất ra các huyết thanh đặc hiệu: Ngựa.
Ngựa có thể giúp con người chiến đấu với nọc độc của rắn. Ảnh: Pinterest
Huyết thanh kháng nọc rắn có chứa các globulin có khả năng trung hòa nọc rắn, nhưng trước khi có được huyết thanh thì các nhà sản xuất sẽ phải tiêm nọc rắn vào gia súc khỏe mạnh như cừu, ngựa hay la, trong đó ngựa chính là động vật được sử dụng chủ yếu để làm điều này.
Bên cạnh đó chúng ta cũng cần hiểu rõ hơn về nọc độc của rắn, có rất nhiều loài rắn độc (600 loài trong tổng số 3.500 loài được biết đến trên toàn cầu) và mỗi loại sẽ có cơ chế gây độc khác nhau như độc tố thần kinh (neurotoxin) hay độc tố máu (hemotoxin)...
Cũng chính vì thế mà để chữa trị rắn độc cắn, các bác sĩ cần biết được đó là loài rắn nào để có thể sử dụng huyết thanh đặc hiệu:
Có hai loại huyết thanh là huyết thanh đơn giá (chỉ dùng cho một loài rắn độc, dùng khi đã xác định danh tính con rắn) và huyết thanh đa giá (có thể dùng chung cho nhiều loài rắn độc khác nhau, thường dùng khi không biết chắc chắn đó là loài rắn gì).
Do đó trong quá trình sản xuất, tùy theo mục đích mà người ta sẽ tiêm vào ngựa một hay nhiều loại nọc độc rắn khác nhau. Khi ngựa được tiêm các loài nọc này vào cơ thể và tạo được cơ chế miễn dịch với nọc thì chúng ta thu được huyết thanh kháng nọc sau khi chiết xuất từ máu ngựa.
Quy trình sản xuất huyết thanh kháng nọc rắn. Ảnh: Antivenom
Huyết thanh kháng độc này sẽ có 2 dạng: Dạng lỏng sẽ được bảo quản trong lọ thủy tinh ở nhiệt độ từ 2-8 độ C không cần cấp đông; Dạng khô có thể lưu giữ lâu hơn nhưng có giá đắt hơn và khi sử dụng phải hòa tan chứ không dùng được ngay.
Quy trình sản xuất huyết thanh từ máu ngựa
Đầu tiên, các nhà nghiên cứu sẽ tiêm một liều lượng thích hợp nọc rắn vào cơ thể ngựa để chúng tự sinh ra kháng thể chống lại kháng nguyên đó. Sau đó, người ta sẽ lấy máu theo tỉ lệ 1,5% trọng lượng cơ thể ngựa để tinh chế huyết thanh.
Tại Việt Nam thì trang trại chăn nuôi ngựa Suối Dầu, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa thuộcViện Văcxin và sinh phẩm y tế (IVAC) chính là nơi sản xuất huyết thanh, văcxin chính. Trung bình mỗi con ngựa sẽ cho ra 60 lít huyết thanh/năm.
Mỗi con sẽ được lấy huyết thanh trong 3 đến 5 năm, mỗi năm 9 lần; đàn ngựa hiện có ở Suối Dầu hiện cung cấp từ 7.000 đến 10.000 lít huyết thanh thô cho IVAC để tinh chế (trong đó, ngoài huyết thanh kháng nọc rắn còn có huyết thanh kháng độc tố uốn ván, kháng dại...).
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), rắn cắn hiện là vấn đề 'ưu tiên sức khỏe toàn cầu' khi mà mỗi năm có khoảng từ 81.000 đến 138.000 người trên toàn thế giới đã chết vì bị rắn độc cắn. Ở Trung tâm Chống độc - BV Bạch Mai trung bình mỗi ngày tiếp nhận từ 3 đến 5 ca nhập viện vì rắn độc cắn.
Nhờ có huyết thanh mà số ca tử vong đã giảm đi khoảng 100.000 người (theo University of Bristol, Anh).
Xem video:
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giải mã về sinh vật bí ẩn cao 8m xuất hiện tại rừng rậm Nam Mỹ, từng bị nghi là người ngoài hành tinh
Loài thằn lằn giống rắn hồi sinh kì diệu sau 40 năm bị tuyệt chủng khiến các nhà khoa học kinh ngạc
Vị đại tướng đốt toàn bộ bản kiểm điểm của các cán bộ, là huyền thoại được đích thân Bác Hồ đặt bí danh
Profile khủng của sĩ quan Công an Việt Nam đầu tiên làm Chánh Văn phòng cố vấn Cảnh sát LHQ ở New York
Tiết lộ 1 nơi ở Trung Quốc, nơi 'vàng' mọc trên cây
CLIP: Bị 3 con báo săn bao vây, linh dương nổi điên húc thủng bụng kẻ đi săn, thành công thoát thân
Ngựa giúp sản xuất huyết thanh kháng nọc rắn độc.