Người bị ép tuẫn táng theo hoàng đế Trung Hoa sống được bao lâu dưới lăng mộ?
Phi tần duy nhất trong lịch sử Trung Quốc dám đệ đơn ly hôn hoàng đế / Phận đời cung nữ sau khi xuất cung: Không dám lấy chồng, chịu cô độc cả đời
Thời phong kiến, các hoàng đế Trung Hoa từng đặt ra một hủ tục man rợ là tuẫn táng người sống theo mình sau khi băng hà. Điều này để đảm bảo rằng khi hoàng đế sang thế giới bên kia vẫn có người hầu kẻ hạ như lúc sinh thời hoặc dùng để trấn yểm.
Hủ tục này phát triển từ thời Thương, Chu. Các nhà khảo cổ từng tìm thấy 5.000 hài cốt được chôn trong các ngôi mộ cổ ở Ân Khư, di tích kinh đô của nhà Thương (Ân). Theo ghi chép lịch sử, việc bồi táng người sống được áp dụng nhiều nhất là vào thời Ngũ Đại Thập Quốc.
>> Xem thêm: Giải mã về kho tiền xu La Mã 2.000 năm tuổi ở Ý
Có hai cách tuẫn táng. (Ảnh: Sohu)
Ở Trung Quốc phong kiến có hai cách tuẫn táng, thứ nhất là chôn sau khi chết, thứ hai tàn ác hơn, đó là chôn khi những người đó vẫn còn sống.
>> Xem thêm: Những bộ xương kỳ lạ trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng: Loài vật cũng bị tuẫn táng
Trước khi người được chọn tuẫn táng vào lăng mộ, họ sẽ ăn một bữa thịnh soạn. Sau khi hoàn thành mọi việc, người phụ trách sẽ sắp xếp đưa những người này vào quan tài, rồi đưa họ vào lăng cùng với chủ nhân của ngôi mộ.
Nhà văn thời nhà Thanh - Viên Mai từng ghi chép về phương thức bồi táng tàn nhẫn nhất. Ngoài ra, người xưa còn trói tay chân người bị tuẫn táng, đặt theo tư thế nhất định, rồi chôn sống.
>> Xem thêm: Các phi tần dù được vua sủng ái nhưng không có con: Khám nghiệm mới rõ sự thật
Các nhà khảo cổ đã nhiều lần lạnh sống lưng vì các hình thức bồi táng của người xưa. (Ảnh: Sohu)
Các nhà khoa học trong quá trình khai quật các ngôi mộ cổ nhiều lần lạnh sống lưng vì các hình thức bồi táng của người xưa. Câu hỏi nhiều nhà khoa học đặt ra là: Những nạn nhân bị tuẫn táng ấy có thể sống bao lâu dưới lăng mộ?
>> Xem thêm: Một ngày của hoàng đế Trung Quốc: Khổ trăm bề, không an nhàn như chúng ta nghĩ
Câu trả lời được tìm thấy qua những ghi chép về một vụ tuẫn táng quy mô lớn diễn ra vào thời nhà Liêu.
Khi đó, những người ở tầng lớp hoàng gia quý tộc nhà Liêu đã nghĩ ra cách độc ác để kéo lượng lớn người sống tới tuẫn táng trong lăng mộ của Gia Luật Bội.
Họ đem đến một chiếc lồng cực to đặt trong lăng mộ rồi tung tin rằng xuất hiện con thú cực hiếm ở bên trong. Người dân kéo đến xem vì hiếu kỳ. Họ bị binh lính đẩy xuống địa cung trong lăng mộ rồi bịt kín cửa.
Những người dân vô tội bị lừa tới lăng mộ của Gia Luật Bội để tuẫn táng theo người chết. (Ảnh: Sohu)
Theo những ghi chép được tìm thấy, thời gian đầu, lăng mộ vọng ra tiếng gào thét cầu cứu. Những tiếng hét này cứ yếu dần và tắt hẳn sau 4 ngày.
Điều này có thất những người bị tuẫn táng có thể sống tối đa 4 ngày trong điều kiện không gian xung quanh không có thứ gì cần thiết cho sự sống.
Sở dĩ họ có thể sống sót tới ngày thứ 4 là bởi bên trong lăng mộ chôn theo một chút đồ ăn và hoa quả cùng với người chết. Nhưng với số lượng người bị nhốt trong lăng lên tới hàng trăm người thì số thức ăn đó không thể đủ và các nạn nhân đã phải chịu cảnh đói, khát, thiếu không khí cho tới chết.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ở Việt Nam có một bộ tộc bí ẩn: Không mặc quần áo, dùng 'phép thuật' để tránh thai
Việt Nam có kho báu lớn gấp 8 lần Trung Quốc, 9 lần Ấn Độ, 290 lần Mỹ - là kho báu gì?
Tiết lộ về phong tục của bộ lạc nguyên thủy ở châu Phi: Phụ nữ không bao giờ mặc áo, cả đời không tắm, đàn ông được lấy nhiều vợ
Khi bị đánh vì mắc lỗi, con chó không phản kháng, lý do đằng sau sẽ khiến bạn suy ngẫm
Ngủ dậy, người đàn ông suýt lên cơn đau tim khi chứng kiến khung cảnh hãi hùng này ngay sân nhà
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái