Khám phá

Những bộ xương kỳ lạ trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng: Loài vật cũng bị tuẫn táng

Các nhà khảo cổ học phát hiện trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng có hàng nghìn bộ xương không phải của con người.

Phi tần duy nhất trong lịch sử Trung Quốc dám đệ đơn ly hôn hoàng đế / Phận đời cung nữ sau khi xuất cung: Không dám lấy chồng, chịu cô độc cả đời

Tần Thủy Hoàng là vị hoàng đế đầu tiên của Trung Hoa thống nhất, mở ra hơn 2.000 năm thiết chế hoàng gia trên mảnh đất này. Ông là nhân vật lịch sử ảnh hưởng rất lớn ở Á Đông cũng như thế giới. Xung quanh vị hoàng đế này còn có rất nhiều câu chuyện bí ẩn, đặc biệt là những câu chuyện xoay quanh lăng mộ của ngài.

Bộ “Sử kí” của Tư Mã Thiên thuật lại việc xây lăng mộ Tần Thủy Hoàng như sau: “Khi Thủy Hoàng mới lên ngôi đã sai đào núi Ly Sơn. Đến khi thôn tính được thiên hạ thì dời 70 vạn người đến xây lăng mộ, đào ba con suối, ở dưới đổ đồng nung và đưa quách vào”.

Tuy nhiên, lăng mộ có ý nghĩa lịch sử này vẫn chưa được khai quật, phần do các nhà khảo cổ học muốn phát triển công nghệ tiên tiến để khai quật theo cách không xâm phạm, nhằm bảo tồn tốt nhất những di vật được chôn cất bên trong.

Trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ tìm thấy rất nhiều tượng binh sĩ đất nung. (Ảnh: Sohu)

Trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ tìm thấy rất nhiều tượng binh sĩ đất nung. (Ảnh: Sohu)

Cuộc khai quật đầu tiên vào năm 1974, giới khoa học tìm thấy rất nhiều tượng binh sĩ đất nung, vũ khí, áo giáp, xe ngựa…Họ còn tìm thấy hài cốt của các phi tần tuẫn táng cùng Tần Thủy Hoàng.

Sau đó, khi các cuộc khai quật khác bắt đầu, các chuyên gia tìm thấy nhiều bộ xương lạ bên trong lăng mộ của hoàng đế. Chúng không phải là xương của con người, vậy đó là gì?

Theo Võ Lệ Na - nhân viên phụ trách nghiên cứu tại Viện bảo tàng lăng mộ Hoàng đế Tần Thủy Hoàng cho biết, những bộ xương này chủng loại vô cùng phong phú. Chúng đều là động vật bị chôn sống theo hoàng đế.

Từ những bộ xương động vật này, các nhà khảo cổ có thêm thông tin về cuộc sống hàng ngày của người thời Tần. Cụ thể là cách người xưa nuôi dưỡng, sử dụng và thuần hóa các loài vật cũng như nắm bắt được tập tính của chúng.

Các nhà khảo cổ tìm thấy rất nhiều tượng và xương của loài ngựa trong lăng mộ. (Ảnh: Sohu)

Các nhà khảo cổ tìm thấy rất nhiều tượng và xương của loài ngựa trong lăng mộ. (Ảnh: Sohu)

 

Tuy nhiên, qua các bộ xương động vật được tìm thấy, có thể thấy, người xưa đặc biệt coi trọng cuộc sống sau khi qua đời. Họ cho rằng cuộc sống đó tương tự như khi trên trần gian. Tức là, người đã khuất nếu là hoàng đế vẫn sẽ có người hầu kẻ hạ tuẫn táng theo.

Không chỉ có người, thời Tần, họ còn chôn sống các loài động vật để đảm bảo cuộc sống của hoàng đế đầy đủ không thiếu gì. Do đó, người xưa chôn theo các vật nuôi, các loài động vật làm thức ăn.

Sau khi khám nghiệm bộ xương cốt trong lăng mộ, các nhà khảo cổ xác định ít nhất 12 loài. Ngựa là loài chiếm số lượng lớn nhất, rồi hươu hoãng, cá, cua, gà, dê, thiên nga, hạc và thậm chí là cả ngao và ốc. Ngọc trai được chôn riêng ở các ngôi mộ khác nằm ở phía bắc của lăng tẩm. Ở đây còn có một cái hố lớn, dùng để chôn chung hơn 10 loại chim, thú, rùa.

Ngựa là tài nguyên chiến lược nên chiếm vị trí đặc biệt. Huơu, nai được chôn dùng để săn bắn. Cá, rùa, gà để ăn thịt. Trai, sò để trang trí. Thiên nga, sếu, các loại gia cầm khác dùng để thể hiện cảnh con người thuần hóa động vật, đồng thời còn là biểu trưng cho sự chung sống hài hoài giữa con người – động vật và tự nhiên.

Có rất nhiều loài vật được chôn sống trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng. (Ảnh: Sohu)

Có rất nhiều loài vật được chôn sống trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng. (Ảnh: Sohu)

 

Theo thời gian vài mẫu xương bị hủy hoại nghiêm trọng nên không thể xác định được chính xác số lượng động vật được chôn xuống. Các hiện vật vẫn cần được bảo vệ để tiếp tục nghiên cứu.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm