Người đàn ông bỏ 20.000 NDT mua đồ cổ ở ga tàu, về tới nhà trượt tay đánh rơi vỡ: Cảnh tượng trước mắt khiến ông sững sờ!
'Ngũ đại cổ vật' không thể sao chép của Trung Quốc: Được định giá không dưới 1 tỷ NDT / Kho báu quốc gia bị lũ vùi lấp: Sau khi "tái xuất", chuyên gia định giá 1 món cổ vật tương đương 2 tấn vàng!
Tại Trung Quốc, cổ vật nói chung có thể chia thành 2 loại là đồ cổ thuộc tư nhân và di tích văn hóa thuộc về nhà nước - món đồ đào được dưới lòng đất hoặc phát hiện được trong khi khai quật các di chỉ. Khác với các di tích văn hóa, đồ cổ như đồ gia truyền là vật có thể sưu tầm, đầu tư hoặc mua đi bán lại.
Người dân có thể mua cổ vật ở bất cứ nơi nào tại Trung Quốc, từ trên mạng Internet tại chợ đồ cổ tới các địa điểm công cộng như ga tàu điện. Vậy những món cổ vật trôi nổi này thực sự có giá trị ra sao?
Mua tượng ngọc ở ga tàu điện
Ông Vương là một viên chức sống tại Bắc Kinh, một lần khi đi công tác về, ông gặp được một ông già bày bán đồ cổ ở cổng ga tàu điện. Ngay từ khi nhìn thấy quầy hàng, ông Vương đã bị thu hút bởi một bức tượng hình con rùa đang cõng trên lưng một trái đào và vài con rùa con.
Ông Vương lân la tới hỏi về bức tượng thì được chủ tiệm khen "có mắt nhìn xa trông rộng". Chủ tiệm nói bức tượng "rùa đào" làm bằng ngọc phỉ thúy này vốn là đồ gia truyền nhà chủ tiệm, do gia đình sa sút, không thể mưu sinh nên nay mới phải đem bán tượng để trang trải cuộc sống.
Ông Vương tình cờ gặp một người bán đồ cổ ở ga tàu điện và mua lại bức tượng "rùa đào” từ người này. Ảnh: Sohu
Nghe được thông tin này, ông Vương vô cùng thích thú, nghĩ thầm đây hẳn là món đồ quý. Ông lập tức chốt hạ, quyết tâm mua lại vật gia truyền của người đàn ông với 20.000 NDT (tương đương với 70 triệu đồng) tiền mặt đang có trong người.
Ban đầu, người bán quyết không đồng ý vì cho rằng giá quá thấp, song ông Vương đã khéo léo thuyết phục để được mua lại bức tượng "rùa đào".
Ông Vương thanh toán xong thì cất tượng vào balo và vội vã rời đi. Về tới nhà, ông chẳng thiết ăn uống mà ngồi ngay xuống bàn ngắm nghía bức tượng của mình, thế nhưng đúng lúc này, chuông điện thoại của ông Vương reo lên.
Khi đặt "rùa đào" xuống nghe máy, chủ nhân vô tình làm tượng rơi xuống đất. Trong phút chốc, bức tượng quý ông mới mua đã vỡ tan thành trăm mảnh.
Ông Vương đứng hình nhìn cảnh tượng trước mắt, điều làm ông ngỡ ngàng không phải là tượng đã vỡ mà chính là thứ bên trong bức tượng. Hóa ra đây không phải một bức tượng ngọc, thứ làm bằng ngọc chỉ là lớp ngoài mỏng manh còn bên trong món đồ chỉ toàn là xi măng.
Bên trong bức tượng ngọc chỉ toàn là... xi măng. Ảnh: Sohu
Ông Vương đã chia sẻ hành trình mua đồ cổ đen đủi của mình trên mạng xã hội Weibo, khuyên mọi người nên thận trọng. Ảnh: Sohu
Chắc chắn ông Vương đã bị lừa, đây không phải đồ cổ mà chỉ là bức tượng giả do người hiện đại làm ra. Ông Vương vừa bực bội, vừa đau lòng, ông đã bỏ ra số tiền lớn để rước về một món đồ giả, thật là sai lầm!
Các chuyên gia kiểm định cho biết, thực tế chiêu trò lừa đảo mà ông Vương gặp phải đã cực kỳ phổ biến từ những năm 1990. Nắm được tâm lý thích săn đồ gia truyền của các nhà sưu tập, một số đối tượng đã dàn cảnh đóng giả làm người nghèo, gia đình phá sản để "thả câu".
Với dáng vẻ chân chất, thật thà, họ sẽ giới thiệu "đồ cổ này đào được ở công trường/gia truyền mấy đời nhà tôi, tôi không hiểu lắm nên bác cứ lấy xem" khiến người mua ngỡ mình đã kiếm được một món hời.
Thực tế nhóm người này có cả một dây chuyền sản xuất đồ cổ giả đằng sau và người mua chỉ là một trong những con mồi mà thôi.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ở Việt Nam có một bộ tộc bí ẩn: Không mặc quần áo, dùng 'phép thuật' để tránh thai
Tiết lộ về phong tục của bộ lạc nguyên thủy ở châu Phi: Phụ nữ không bao giờ mặc áo, cả đời không tắm, đàn ông được lấy nhiều vợ
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tại sao trái đất nặng 60 nghìn tỷ tấn lại có thể lơ lửng trong không gian mà không rơi?
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo