Người đàn ông "cực phẩm" của làng thiết kế thời trang: Tài năng thiên phú nhưng cuộc đời phủ đầy thăng trầm cùng tình yêu 'có 1-0-2'
Hậu duệ Khổng Minh và Chu Du có sự trùng hợp kỳ lạ, lộ bí mật Tam Quốc lừa dối khán giả suốt chục năm / Kết cục bi thương của 2 người con gái Lưu Bị: Bị cha bỏ mặc, là 'chiến lợi phẩm' của Tào Tháo
Yves Saint Laurent (tên đầy đủ Yves Henri Donat Mathieu Saint Laurent) sinh năm 1936 tại Oran - lgerie. Ông là con trai của giám đốc một công ty bảo hiểm, sinh trưởng trong một gia đình quý tộc người Pháp. Ngay từ khi còn nhỏ, Yves Saint Laurent đã sớm bộc lộ tài năng thiết kế, cậu bé làm búp bê giấy hay thiết kế váy cho mẹ và em gái nhưng ông không được gia đình khuyến khích theo đuổi ngành này.
Đến năm 17 tuổi, ông tham gia vào một cuộc thi thiết kế, ban giám khảo cuộc thi gồm những tên tuổi lớn của làng may mặc thời bấy giờ là Balmain, Givenchy và Balenciaga. Yves đã đạt giải nhất trong cuộc thi này. Từ đây, cha của ông mới thừa nhận tài năng của con trai và đồng ý cho Yves ghi tên vào trường thiết kế của ngành kỹ nghệ may mặc.
Thời thanh niên, Yves Saint Laurent được đánh giá là sở hữu nhan sắc cực phẩm với sống mũi cao, gương mặt góc cạnh, đôi mắt hút hồn. Ở ông có một sự cuốn hút khó cưỡng lại được, nhất là khi nhìn ông tập trung cho công việc để tạo ra các sản phẩm thời trang, có một mị lực khiến người chứng kiến không thể rời mắt nhìn.
Sau khi tốt nghiệp ra trường, Yves Saint Laurent đến Paris lập nghiệp với "vốn liếng" là giải nhất cuộc thi International Wool Secretariat với thiết kế là chiếc váy cocktail vào năm 1954. Tài thiết kế của Yves Saint Laurent đã lọt vào mắt xanh của Michel de Brunhoff, nguyên là giám đốc của tạp chí nổi tiếng Vogue. Giám đốc này đã giới thiệu Yves với một người bạn của mình là nhà tạo mốt lừng danh Christian Dior.
Năm 1955, Dior mời Yves Saint Laurent về thực tập và hai năm sau bổ nhiệm ông vào vị trí trợ lý. Yves đã có một bước khởi đầu đầy ngoạn mục với cương vị giám đốc nghệ thuật. Tại đây, ông đã cho ra những mẫu thiết kế tinh tế đến từng chi tiết, chứng tỏ tài năng thiên bẩm của mình cho toàn thế giới.
Cuộc đời thăng trầmNăm 1957, Christian Dior bất ngờ qua đời sau cơn đột quỵ tim. Ở tuổi 21 tuổi, Yves thừa hưởng một di sản đồ sộ, kế tục ngôi vương tại đế chế thời trang Dior. Tại đây, ông viết nên câu chuyện về sự lao động cật lực và hiến dâng tận tụy. Ông vùi đầu vào công việc, tự nhốt mình vào trong một căn phòng, vẽ đến 800 bức phác họa khác nhau cho một bộ sưu tập.
Trong ba năm liền, ông là người duy nhất thực hiện 6 bộ sưu tập thời trang cho Dior, 3 bộ xuân hạ, 3 bộ thu đông. Đỉnh cao của huyền thoại thiết kế này là chỉ trong vòng một đêm thức trắng, Yves Saint Laurent đã phác thảo 1000 mẫu, và sau đó chọn ra tâm điểm cho buổi ra mắt bộ sưu tập đầu tiên dưới trướng Dior vào tháng 1 năm 1958.
Năm 1960, Yves Saint Laurent bị gọi nhập ngũ theo quy định của Pháp. Tuy nhiên, thời gian phục vụ trong quân đội của ông chỉ diễn ra vỏn vẹn 20 ngày, do chứng trầm cảm mà ông phải điều trị tại bệnh viện tâm thần. Chán nản tuyệt vọng, Yves Saint Laurent không còn muốn làm việc trong ngành thời trang và rời khỏi Dior.
Tuy nhiên, với sự động viên của người tình đồng giới Pierre Bergé, Yves Saint Laurent đứng ra mở thương hiệu thời trang riêng, và năm 1961, giấc mộng phù hoa bắt đầu. Pierre Bergé đã thuyết phục nhà tỷ phú người Mỹ J.Marck Robinson tài trợ cho bộ sưu tập thời trang đầu tiên gắn nhãn hiệu YSL, chữ viết tắt của Yves Saint Laurent.
Sau khi hồi phục và được hỗ trợ tài chính cũng như tinh thần, chỉ 10 năm sau khi ra mắt, thương hiệu YSL đã có chỗ đứng trên thị trường cả về doanh thu lẫn uy tín. Thập niên 60 là những năm tháng rực rỡ nhất trong sự nghiệp của nhà tạo mốt danh giá này. Yves Saint Laurent làm khuynh đảo giới thời trang với những bộ sưu tập liều lĩnh, và phát kiến đầy táo bạo trong ngành công nghiệp thời trang.
Bộ sưu tập "Le Smoking" của ông đã phát đi tinh thần nổi loạn của nữ giới tạo nên những trào lưu lan ra rộng khắp ở cả Pháp và Mỹ. Ông còn khẳng định tên tuổi của mình qua một loạt những trang phục mang tính chất cải cách phong cách ăn mặc cho nữ giới như những chiếc váy trong suốt xuyên thấu (1966 ), áo jacket (1962), jumsuit (1968) …
Tuy nhiên, danh vọng không làm cho Yves Saint Laurent cảm thấy hạnh phúc. Chứng trầm cảm cùng với áp lực trong guồng quay của ngành công nghiệp phù hoa đã khiến Yves thống khổ. Không chịu được áp lực, Saint Laurent tìm đến chất kích thích, rượu cùng các thú vui trác táng. Nhắc đến người bạn đời, Pierre Bergé nói: "Yves Saint Laurent yêu nghệ thuật, thời trang nhưng lại chán ghét cuộc sống đời thường". Nhưng Bergé cũng phải thừa nhận rằng: "Những bộ sưu tập tuyệt vời đã được tạo ra trong ma túy và rượu".
Năm 2002, nhà thiết kế ra mắt bộ sưu tập thời trang cao cấp cuối cùng rồi quyết định rút khỏi làng mốt vì nhận ra ngành công nghiệp thời trang mới bị xâm chiếm bởi lợi ích thương mại hơn là nghệ thuật.Yves Saint Laurent từ trần vào năm 2008 vì bệnh ung thư não, hưởng thọ 71 tuổi. Sự ra đi của ông đã khép lại một cuộc đời thăng trầm vĩ đại nhưng những giá trị đỉnh cao của nghệ thuật, của tinh thần, của đam mê và khát khao sáng tạo thì còn mãi.
Tình yêu và nữ quyềnSẽ thật là thiếu sót nếu như không nhắc đến Pierre Bergé, người bạn đời đã ở bên Yves Saint Laurent khi ở đỉnh cao nhất của danh vọng và cả lúc ông ở đáy vực sâu thẳm của cuộc đời. Họ là hai người đàn ông tài năng đến từ hai thế giới hoàn toàn khác biệt. Yves Saint Laurent là một nhà tạo mẫu tài ba với một tâm hồn nghệ sĩ có trái tim nhạy cảm. Pierre Bergé lại là một nhà kinh doanh nhạy bén với những con số lợi nhuận.
Thương hiệu Yves Saint Laurent được thành lập và phát triển bởi hai thái cực bổ trợ cho nhau như thế. Khi Yves gặp và yêu Pierre vào cuối những năm 1950, họ quy định ngầm về vai trò trong công việc của mình trong 40 năm sau đó. Yves Saint Laurent là một nghệ sĩ, đấng sáng tạo; Bergé là người quản lý, người gạt bỏ mọi chướng ngại trên đường tiến thân của Yves và điều hành phần còn lại.
Ở Yves Saint Laurent luôn tồn tại hai mặt đối lập: hưng phấn yêu đời và chán nản tuyệt vọng, háo hức đam mê nhưng lại nhút nhát trước sự đời. Với một trái tim nhạy cảm, tâm trạng của Yves luôn diễn ra một cách bất định và không một chút kiềm chế. Nhưng Pierre Bergé lại là người duy nhất có thể bỏ qua tất cả sự bất bình thường ấy để ở bên Yves.
Không gì có thể diễn tả nổi nỗi lòng của Pierre Bergé khi phải chứng kiến người mình yêu ngày càng sa sút tinh thần và có lối sống sa đọa. Sau gần 20 năm sống chung, Pierre Bergé đã quyết định dọn ra ở riêng nhưng vẫn tiếp tục điều hành công ty, làm việc chung với Yves Saint Laurent cho đến khi nhà thiết kế này tuyên bố giải nghệ vào năm 2002. Pierre Bergé qua đời năm 2017 trong sự tiếc thương của những người ngưỡng mộ ông và mối tình giữa hai con người tài hoa nhưng đối lập.
Có thể nói, Yves Saint Laurent trở thành một trong hai nhà thiết kế thời trang quan trọng nhất của thế kỷ 20, đã thay đổi cuộc sống của phụ nữ trên toàn thế giới. Mỗi bộ sưu tập thiết kế của ông ra đời đều đại diện cho những phá cách, hiện đại, xóa bỏ những khuôn thước luôn gò bó phái đẹp.
"Tôi không thích biến phụ nữ thành một khái niệm trừu tượng của thời trang. Tôi không thích nói "cô phải mặc như thế này"… Tôi không phải là một nhà độc tài", Yves Saint Laurent nói.
Ông đã "trao quyền cho phụ nữ" khi thiết kế cho họ những kiểu áo xuyên thấu, hay chiếc safari jacket đi săn cùng những cách tân quần âu vốn chỉ dành cho nam giới. Có thể nói, sự đóng góp và tầm ảnh hưởng của ông trong làng mốt đã khiến ông trở thành một huyền thoại vĩ đại và được hàng triệu người phụ nữ trên khắp thế giới nhớ đến.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?