Khám phá

Người tiền sử đã từng diệt chủng các loài thú lớn

Theo nghiên cứu của Trường ĐH Bristol, người tiền sử là nguyên nhân gây ra những vụ tàn sát hàng loạt loài kangguru khổng lồ và gấu túi to lớn cũng như những con tê giác trong một thời gian rất ngắn. Họ đã quét sạch nhưng động vật lớn trong khoảng thời gian từ 40.000 đến 50.000 năm về trước.

Công bố phát hiện chấn động mới về nguồn gốc loài người / Phát hiện dòng máu loài người khác trong 6.169 người hiện đại

Mô tả ảnh.
Kangguru khổng lồ thời tiền sử.

Tiến sĩ Alistair, Khoa Khảo cổ học và Nhân chủng học, ĐH Bristol đã cùng với các đồng nghiệp ĐH quốc gia Australia (ANU) ở Canberra phân tích 60 bộ xương và răng kích thước lớn khai quật tại Cuddie Springs, bang New South Wales.

Cuddie Springs đã trở thành trung tâm của cuộc tranh luận về thời đại và nguyên nhân tuyệt chủng của loài kangguru khổng lồ tại vùng giữa Úc châu, nơi tìm được các di vật của người tiền sử và các xương thú trong các lớp trầm tích. Các lớp này được xác định là có niên đại từ 30.000 đến 40.000 năm về trước. Riêng các bộ xương thú thì chưa kết luận được về thời kỳ tồn tại.

Các nhà nghiên cứu ĐH ANU do Rainer Grün đứng đầu đã phân tích xương và răng của các con thú lớn tại Cuddie Springs dùng các nguyên tử đánh dấu của họ uran và phương pháp cộng hưởng từ điện tử để xác định niên đại và kết luận loài thú đã tuyệt chủng ít nhất 50.000 năm.

Điều đó nói lên rằng có sự tồn tại đồng thời giữa người tiền sử và các con vật khổng lồ, chúng bị chính con người săn bắt đến mức tuyệt chủng khi những con người đầu tiên đến định cư ở lục địa này.

Mô tả ảnh.
Tìm hóa thạch tại Cuddie Springs.

Tiến sĩ Pike cho biết: “Lý do biến mất của các loài thú lớn tại châu Úc, châu Âu và Bắc Mỹ là vấn đề đang được thảo luận sôi nổi. Có người cho rằng là do sự thay đổi khí hậu của kỷ Băng hà, nhưng đa số ý kiến nêu lý do là sự săn bắt quá mức của con người”.

“Để tìm hiểu ý kiến nào hợp lý hơn, chúng tôi đã phát triển một phương pháp xác định niên đại của những bộ xương bằng sự thoái biến phóng xạ của lượng uran nhỏ bé còn sót lại chứa trong hóa thạch. Phương pháp này đặc biệt có ích đối với những địa điểm như Cuddie Springs, nơi các di tích cũ và mới bị trộn lẫn vào nhau do sự sói mòn. Trên cơ sở đó chúng tôi khẳng định giả thuyết thứ hai”.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm