Khám phá

Người Việt duy nhất được Tần Thuỷ Hoàng đúc tượng, gả công chúa là ai?

Tần Thủy Hoàng binh chinh thiên hạ, thống nhất Trung Hoa, là bậc quân vương oai phong lừng lẫy, nhưng lại yêu mến và trọng dụng một thường dân đất Việt. Đó là Lý Thân, còn được gọi là Lý Ông Trọng.

Cái chết bí ẩn của ông nội Tần Thủy Hoàng: Tại vị đúng 3 ngày, lý do khiến sử gia điên đầu / Lật lại án oan từng bôi nhọ Tần Thủy Hoàng: Hậu thế vẫn lầm tưởng

Lý Ông Trọng là một nhân vật huyền sử, được coi là “Tứ Đại Trụ Thần”, xuất hiện trong nhiều dị bản khác nhau của truyền thuyết dân gian. Ông sinh ra tại làng Chèm, nay thuộc Từ Liêm, Hà Nội, sống vào cuối đời Hùng Vương thứ 18 và những năm đầu thời Thục An Dương Vương.

Pho tượng đồng khổng lồ hình Lý Ông Trọng – Tranh vẽ của Bùi Van Bao (Ảnh: hungsuviet.us).

Pho tượng đồng khổng lồ hình Lý Ông Trọng – Tranh vẽ của Bùi Van Bao (Ảnh: hungsuviet.us).

Theo chính sử, Lý Ông Trọng là bậc dũng sĩ, vóc dáng cao to, khí chất phi phàm. Đại Việt sử ký toàn thư mô tả ông “cao 2 trượng 3 thước”, còn sách Từ Nguyên thì viết rằng, Lý Ông Trọng “thân dài một trượng ba thước, khí chất đoan dũng, khác với người thường”.

Thời trẻ, Ông Trọng đến hương ấp làm lực dịch. Khi bị trưởng quan đánh đòn, ông than rằng: “Người ta ở đời có tráng chí, hãy nên như chim loan, chim phượng bay cao chín tầng trời, bay xa ngàn vạn dặm, chứ lẽ nào quanh quẩn mãi ở đây, chịu để cho người ta hành hạ?”

Từ đó Ông Trọng quyết chí tu thân, dùi mài kinh sử, sau sang nước Tần, được vua Tần trọng dụng, cho làm quan tới chức Tư lệ hiệu úy. Sự việc này được ghi chép lại trong cả Đại Việt sử ký và Việt Điện U Linh.

Tuy nhiên theo truyền thuyết dân gian, Ông Trọng là người cương trực, trung hậu, thương dân, từng đánh nhau với tên lính huyện để bảo vệ dân phu, sau lại được Hùng Vương trọng dụng. Ông có công giúp vua Hùng dẹp yên bờ cõi, ngăn chặn quân địch từ phía Tây và phía Nam tiến vào Văn Lang.

 

Đến thời An Dương Vương, ông trở thành tướng giỏi và được vua cử sang sứ nước Tần. Tần Thủy Hoàng thấy tướng mạo phi phàm của vị sứ giả phương Nam, biết không phải người phàm, bèn ngỏ ý mời ông giúp trừ giặc Hung Nô, phong ông làm Vạn Tín Hầu.

Thời đó mặc dù Tần vương đã thống nhất thiên hạ, uy danh ngàn vạn dặm, nhưng biên giới phía Bắc luôn bị quân Hung Nô quấy nhiễu. Quân Tần có Vạn Lý Trường Thành hiểm trở để phòng thủ nhưng vẫn phải nhiều phen khốn đốn, chống đỡ liên miên.

Tần Thủy Hoàng bèn phái Ông Trọng đến trấn giữ đất Lâm Thao, tức vùng đất tỉnh Cam Túc ngày nay. Uy danh của Ông Trọng khiến quân Hung Nô khiếp đảm, chỉ đứng nhìn từ xa mà cũng đủ hồn xiêu phách lạc.

Từ khi có Lý Ông Trọng, quân Hung Nô không còn dám bén mảng tới biên giới nhà Tần. Vua Tần cũng vì thế mà rất mực tin yêu, muốn giữ chân ông nên bèn gả công chúa Bạch Tĩnh Cung, tức Tây Cung công chúa. Là một sứ giả người Việt, vừa được phong quan chức, lại trở thành phò mã như vậy, thật hiếm lắm thay!

nguoi viet duy nhat duoc tan thuy hoang duc tuong, ga cong chua la ai? hinh anh 2

Tranh vẽ Lý Ông Trọng. Ảnh qua: tunganh75.violet.vn.

 

Thế nhưng, danh tiếng và quyền thế nơi đất khách vẫn không thể giữ chân ông. Ông gửi lòng mình theo những áng mây trôi về phương Nam, ngày đêm mong ngóng sớm được đoàn tụ gia viên.

Khi biết Ông Trọng được vua Tần phê chuẩn cho trở lại cố hương, quân Hung Nô lại tiến quân sang quấy nhiễu. Không còn cách nào khác, Tần Thủy Hoàng phải sai sứ sang Âu Lạc thỉnh mời. Nhưng Ông Trọng tìm cách thoái thác, không muốn tiếp tục phục vụ nước Tần.

Truyền thuyết dân gian kể rằng ông phải giả chết, khiến vua Tần bất đắc dĩ đúc một pho tượng đồng khổng lồ hình Lý Ông Trọng. Pho tượng được đặt ở cửa Tư Mã Hàm cung. Bên trong pho tượng chứa được vài chục người, và có chỗ điều khiển để cử động tay chân. Khi quân Hung Nô định kéo sang cướp phá, từ xa thấy bức tượng đồng cứ ngỡ là Ông Trọng, phải vội vàng tháo chạy, không dám bén mảng tới nước Tần lần nữa.

Nhiều trăm năm về sau, thanh danh của Lý Ông Trọng vẫn khiến nhiều tướng lĩnh Trung Hoa phải cúi đầu tôn kính. Sử sách có viết về hai tướng triều Đường là Triệu Xương và Cao Biền, từng mộng thấy Ông Trọng mà kinh tâm động phách. Họ sai người chạm khắc tượng gỗ sơn son thếp vàng, trùng tu đền thờ tráng lệ, đem lễ vật tế lễ, không lúc nào ngớt nghi ngút khói hương.

Ngày nay ở làng Chèm, huyện Từ Liêm, vẫn còn ngôi đền cổ thờ Lý Ông Trọng. Trải qua hàng nghìn năm phong ba cùng tuế nguyệt, ngôi đến vẫn còn giữ được pho tượng Lý Ông Trọng cao 8 mét, cùng với các câu đối và văn bia ghi lại thần tích về ông. Trong đó có câu: “Hương, Bổng, Đổng, Đằng là bốn vị tối linh của nước ta”. “Hương” ở đây là Lý Ông Trọng, người làng Chèm, xã Thụy Hương. Đức Thánh làng Chèm vì thế mà được xếp ngang hàng với Phù Đổng Thiên Vương, là một trong Tứ Đại Trụ Thần của nước ta thời xưa.

 

Theo NHDTV
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm