Nguồn gốc cách ví von người vợ đanh đá là 'sư tử Hà Đông', hầu hết đàn ông đều sai hoàn toàn
Rất nhiều binh sĩ đã chết trong các cuộc chiến cổ xưa, xác chết được xử lý như thế nào? Bạn sẽ không tin nếu tôi nói cho bạn biết / Sư phụ của Tôn Ngộ Không, Bồ Đề Sư Tổ mạnh đến mức nào? Ngay cả Phật Như Lai và Thái Thượng Lão Quân cũng phải 'bước sang một bên'
Từ thời ông bà ta cho đến nay vẫn thường hay ví von những người phụ nữ đanh đá, hung dữ với "sư tử Hà Đông". Tuy nhiên, không có nhiều người thực sự biết được nguồn gốc của sự so sánh này hoặc đôi khi là hoàn toàn hiểu lầm theo một cách rất Việt Nam.
"Sư tử Hà Đông" là chỉ sư tử ở Hà Đông nhưng không phải Hà Đông của Hà Nội mà là Hà Đông thuộc tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc. "Từ điển Thành ngữ điển cố Trung Quốc" do Lê Huy Tiêu dịch có giải thích cặn kẽ câu này. Tương truyền, vào thời Tống, chàng trai tên Trần Tháo, hiệu Long Khâu sống ở vùng Vĩnh Gia là một người rất đam mê võ thuật. Anh ta thường xuyên đi giao du với giang hồ, võ hiệp để học hỏi. Thế nhưng theo thời gian, khi bước vào tuổi trung niên rồi thì Trần Tháo lại muốn sống cuộc đời văn chương nênlui về ở ẩn, sống bình yên bên vợ Liễu Thị.
Trong một lần các các huynh đệ cũ đến thăm để ôn lại chuyện xưa, họ đã dẫn theo các ca nương xinh đẹp theo. Tất cả hát hò, nhậu nhẹt vô cùng vui vẻ nhưng điều này lại làm vợ Trần Tháo vô cùng khó chịu. Liễu thị cầm gậy lên rồi đánh liên tục vào tường, quát tháo ầm ĩ khiến ai nấy đều sợ hãi và nhanh chóng bỏ về. Dù bức xúc với hành động của vợ nhưng Trần Tháo lại sợ hãi không dám ho he.
Sự việc đến taiTô Đông Pha, ông liền làm ngay một bài thơ chế giễu:
"Long Khâu cư sĩ diệc khả liên
Đàm không, thuyết hữu, dạ bất miên
Hốt văn Hà Đông sư tử hống
Trụ trượng lạc thủ, tâm mang nhiên".
(Tạm dịch:
Cư sĩ Long Khâu thật đáng thương
Đêm chẳng ngủ, nói có, nói không
Bỗng nghe sư tử Hà Đông rống
Gậy chống rời tay, lòng hoang mang).
Thi thánh Đỗ Phủ cũng có câu thơ nhắc đến Liễu thị quê ở Hà Đông như sau: "Hà Đông nữ nhi thân tính Liễu" (cô gái Hà Đông họ Liễu). Do đó nên người đời đã kết hơp cụm từ "sư tử hống" - ví von giọng thuyết pháp của Đức Phật như tiếng rống của sư tử làm muôn loài im lặng lắng nghe - với quê quán của Liễu Thị để chỉ người phụ nữ đanh đá, hung dữ. Trung Quốc thường gọi là "Hà Đông sư tử hống" còn người Việt gọi tắt là "sư tử Hà Đông".
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
200 năm sau khi bị chôn nhầm vì ngất xỉu lúc sinh con, cảnh tượng bên trong quan tài của người phụ nữ khiến hậu thế bàng hoàng
Các nhà khoa học tiết lộ bí mật gây 'sốc' về con người sau khi chết: Chết có thực sự là hết?
Loài 'sói đầu lừa' đã tuyệt chủng 500.000 năm bỗng xuất hiện, giới khoa học bàng hoàng khi giải mã được
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Sự thật cặp vợ chồng mang gỗ lăng mộ đế vương về làm tủ, khiến 4 đứa con dính lời nguyền chết thảm
Top 10 loài chim quý hiếm với tên gọi và tiếng kêu độc lạ nhất Việt Nam: 'Bắt cô trói cột', 'khát nước'…