Nhà khoa học và tâm lý học nói gì về ‘nhân quả’? Nhân quả có thực sự tồn tại không?
Tại sao trái đất nặng 60 nghìn tỷ tấn lại có thể lơ lửng trong không gian mà không rơi? / Thời xưa, cơ thể phụ nữ chưa phát triển hoàn thiện, tại sao 13, 14 tuổi lại phải kết hôn? Có điều gì bí mật đằng sau đó?
Trong thế giới hiện đại, khái niệm về "nhân quả" thường được liên kết với triết học Phật giáo và các tôn giáo đạo lý khác. Tuy nhiên, liệu khái niệm này có thực sự tồn tại trong thế giới vật lý và khoa học hay không? Và tại sao khoa học cũng chấp nhận khái niệm này? Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá vấn đề này từ các góc độ khác nhau.
Về cơ bản, khái niệm “nhân quả” khuyến khích con người hành động tốt, với ý niệm tốt. Tuy nhiên, cũng có những người cho rằng “nhân quả” tồn tại là ở niềm tin của mỗi người. Có những người họ sẽ không tin vào luật nhân quả bởi không có khoa học nào chứng minh được luật nhân quả cả, còn có những người sẽ cực kì tin.

Trong Phật giáo, "nhân quả" là quy luật tự nhiên về sự liên kết giữa hành động và hậu quả. Đây là một khái niệm trọng yếu trong việc hiểu về cơ sở đạo đức và hành động của con người. Theo đó, mọi hành động của chúng ta đều có hậu quả tương ứng, không chỉ trong cuộc đời này mà còn trong các kiếp sau.
Theo khoa học, trang WebMD - trang thông tin y tế của Mỹ được coi là một trong những nguồn tin có cơ sở khoa học đáng tin cậy nhất thế giới, thì “nhân quả” là có thật, dựa trên phân tích thông thường về cách sống. Nhân quả phản ánh sự liên kết và tương tác giữa các hiện tượng tự nhiên. Khoa học hiểu rằng mọi sự kiện đều có nguyên nhân và hậu quả tương ứng, dù chúng có thể không luôn được hiểu rõ hoặc dễ dàng đo lường.

Ngoài ra, khái niệm về nhân quả còn giúp con người hiểu rõ hơn về hành vi và tương tác của mình trong xã hội và tự nhiên. Nó là một công cụ quý giá để đo lường và dự đoán các kết quả của hành động, từ đó giúp chúng ta điều chỉnh hành vi của mình theo hướng tích cực.
Theo tiến sĩ Y khoa Poonam Sachdev ở Mỹ thì những phân tích trên là hoàn toàn hợp lý về mặt tâm lý học. Cho nên “nhân quả” không nhất thiết là phần thưởng hay sự trừng phạt siêu nhiên, mà liên quan đến suy nghĩ, ý định, hành động của con người.
Vì vậy, tất nhiên không phải 100% chuyện gì cũng có nhân quả rõ ràng, và có những chuyện tình cờ, ngẫu nhiên vẫn xảy ra trong cuộc sống. Nhưng theo phân tích tâm lý học thì những người tin vào nhân quả thường sống hạnh phúc hơn và có những mối quan hệ tốt hơn, bởi họ thường lựa chọn làm những việc tốt cho người khác và cho cả chính mình.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Con trăn lớn nhất thế giới từng được phát hiện có kích thước bao nhiêu?
CLIP: Đối đầu với rồng Komodo, rắn hổ mang chúa 'khủng' nhận cái kết đầy đau đớn
Thường ăn thịt và uống rượu mỗi ngày, tại sao người Tây Tạng hiếm khi mắc bệnh 'tam cao'?
Vào ngày tang lễ của Bao Công, vì sao phải dùng 21 chiếc quan tài đưa ra khỏi 7 cổng thành? Bí mật phía sau khiến hậu thế phải ngạc nhiên
Tỉnh đặc biệt của Việt Nam 135 năm vẫn giữ nguyên tên, chưa từng tách, nhập tỉnh bao giờ
CLIP: Bị rồng Komodo cắn, dê núi nổi điên húc lại và cái cái khó đoán