Khám phá

Nhà sưu tầm hàng đầu Trung Quốc trả 1,2 triệu NDT mua chiếc giường cổ nhưng bị từ chối: Vì sao 2 năm sau người chủ chịu bán nửa giá?

Nhà sưu tầm này đã dùng một thủ thuật mua hàng cực khéo léo khiến chủ nhân chiếc giường buộc phải bán cho ông.

Kho cổ vật có một không hai của 'ông trùm' xứ Huế / Lão nông nhặt được thanh bảo kiểm gỉ sét ngoài ruộng, đem về mài sắc, chuyên gia tiếc nuối: Cổ vật đã biến thành sắt vụn!

Trong giới sưu tầm cổ vật tại Trung Quốc, không ai là không biết cái tên Ma Weidu - nhà sáng lập Bảo tàng Quang Phục (Bắc Kinh). Ông Ma là một chuyên gia thẩm định với đôi mắt tinh tường, am hiểu các tác phẩm nghệ thuật cổ đại. Ông cũng thường xuyên xuất hiện trong các show truyền hình và được báo chí tôn vinh là "người sành đồ cổ nhất Bắc Kinh".

Trong một chương trình truyền hình của đài CCTV, Ma Weidu đã kể lại hành trình sưu tầm vô cùng "kịch tính" của mình.

Nhà sưu tầm hàng đầu TQ trả 1,2 triệu NDT mua chiếc giường cổ nhưng bị từ chối: Vì sao 2 năm sau người chủ chịu bán nửa giá? - Ảnh 1.

Ma Weidu là nhà sáng lập Bảo tàng Quang Phục - một trong những bảo tàng tư nhân đầu tiên tại Trung Quốc. Ảnh: Sohu

Một lần nọ, chuyên gia Ma Weidu ghé chơi nhà người quen và để ý thấy trong nhà có chiếc giường gỗ hoàng đàn.

Gỗ hoàng đàn là loại gỗ cực kỳ quý hiếm tại Trung Quốc, chuyên được sử dụng làm đồ nội thất và lăng mộ quý tộc thời cổ đại. Cây gỗ hoàng đàn nổi tiếng bền bỉ, có thể tồn tại hàng thiên niên kỷ mà không bị hư hại gì.

Lõi gỗ có nhiều dầu, giúp chống mối và ngăn gỗ biến dạng cong vênh. Ngoài ra, cây hoàng đàn còn có hương thơm quý phái nên được tôn sùng là gỗ của thánh thần, mang nhiều giá trị về mặt tâm linh.

Nhà sưu tầm hàng đầu TQ trả 1,2 triệu NDT mua chiếc giường cổ nhưng bị từ chối: Vì sao 2 năm sau người chủ chịu bán nửa giá? - Ảnh 3.

Gỗ hoàng đàn thường được dùng làm các món ngự dụng như giường, tủ, bàn ghế. Ảnh: Sohu

Hiểu rõ điều này, Ma Weidu quyết tâm mua chiếc giường gỗ về sưu tầm. Ông Ma nói với chủ nhân chiếc giường: "Tôi thực sự muốn mua lại chiếc giường này, tôi trả giá 1 triệu NDT có được không?"

 

Chủ nhà lắc đầu, tự hào nói: "Tôi không dựa vào cái này để kiếm tiền. Không bán."

Ma Weidu nghiến răng nâng giá lên 1,2 triệu NDT nhưng chủ nhân vẫn nhất quyết từ chối, còn nói "cả đời cũng không bán".

Thủ thuật mua hàng của "dân chơi đồ cổ"

Nhà sưu tầm hàng đầu Trung Quốc tuy chán nản nhưng không thuyết phục gì thêm. Ngờ đâu 2 năm sau, chủ nhân chiếc giường hoàng đàn lại chủ động gọi điện cho Ma Weidu nói rằng mình sẽ bán lại chiếc giường.

Người đàn ông này ngại ngùng giải thích bây giờ cần tiền nên phải bán đi. Ma Weidu suy nghĩ một hồi rồi nói: "2 năm trước tôi trả 1,2 triệu NDT bạn không bán, bây giờ tôi chỉ có thể trả 600.000 NDT. Nếu bạn chịu giảm thêm 10.000 nữa là 590.000 NDT thì tôi sẽ chuyển tiền trong 1 phút."

 

Ma Weidu nói vậy nhưng vẫn nghĩ chủ nhân món đồ sẽ mặc cả thêm, ai dè bên kia đồng ý bán ngay lập tức. Ngày hôm sau vị chuyên gia vội vã sang lấy chiếc giường vì sợ chủ nhà đổi ý.

Nhà sưu tầm hàng đầu TQ trả 1,2 triệu NDT mua chiếc giường cổ nhưng bị từ chối: Vì sao 2 năm sau người chủ chịu bán nửa giá? - Ảnh 5.

Ma Weidu có tới 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sưu tầm cổ vật. Ảnh: Net Ease

Trên sóng truyền hình, Ma Weidu đã tiết lộ rằng đây thực chất là một thủ thuật mua hàng. Ông biết vốn dĩ chiếc giường gỗ hoàng đàn này chỉ có giá trị khoảng 600.000 NDT nhưng cố tình báo giá lên 1,2 triệu NDT chỉ để chủ nhà ấn tượng mình. Theo cách này, người đầu tiên ông chủ nghĩ tới khi muốn bán cổ vật chính là Ma Weidu.

Bằng 40 năm kinh nghiệm, nắm chắc nhiều kỹ thuật trên thương trường, Ma Weidu đã mua được rất nhiều bộ sưu tập giá trị để trưng bày trong bảo tàng Quan Phục nức tiếng tại đất nước tỷ dân. Ông thú nhận hầu hết mọi bảo vật mình có trong tay đều là ""sửa mái nhà dột" (ám chỉ việc bỏ ra số tiền nhỏ nhưng lại mua được món đồ cổ giá trị gấp nhiều lần).

Người trong giới sưu tầm đồ cổ thường là tầng lớp thượng lưu với kinh tế vững vàng, song sân chơi cổ vật rõ ràng là chiến trường tâm lý - nơi người mua, người bán phải có hiểu biết sâu sắc và kỹ năng đàm phán khéo léo mới có thể thành công.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm