Nhan sắc xinh đẹp của 8 nàng Cách cách nổi tiếng triều đại nhà Thanh
Ảnh động vật: Chú cá sấu “cười ngoác mồm” chơi cùng đàn bướm xinh đẹp / Khám phá khu rừng “tam giác quỷ Bermuda” gây ám ảnh trên mặt đất
Khi thưởng thức những bộ phim cổ trang Trung Quốc, hẳn người xem sẽ mê mẩn nhan sắc của những hoàng hậu, phúc tấn, cung tần trong cung. Mới đây, giới truyền thông Trung Quốc đã công bố một số bức ảnh chân thực về những cung tần trong triều đại nhà Thanh. Có thể, bởi tiêu chuẩn khác nhau về cái đẹp của mỗi thời đại, nên những trong chốn cung đình xưa có vẻ đẹp khác biệt so với những gì được thể hiện trên màn ảnh thời nay. Trong ảnh là vẻ đẹp kiêu sa của phi tử chốn cung đình được thể hiện trong Trung Quốc
Cuối thế kỷ 19, các nhiếp ảnh gia bắt đầu được phép nhập cung để lưu lại những khoảnh khắc ấn tượng của Hoàng triều và cuộc sống trong cung cấm. Nhờ vậy mà hậu thế mới có cơ hội được chiêm ngưỡng dung nhan thực sự của những con người sống cuối triều đại nhà Thanh.
Chúng ta hãy cùng chiêm ngưỡng dung nhan thật sự của con người sống ở thời đại này thông qua chân dung của 8 nàng Cách cách nổi tiếng dưới đây.
1. Ái Tân Giác La Hằng Hinh
Ái Tân Giác La Hằng Hinh là con gái của Dục Lãng, mẹ đẻ của Uyển Dung - Hoàng hậu cuối cùng của triều Thanh.
2. Ái Tân Giác La Hiển Kỳ
Cách cách cuối cùng của triều Thanh Kim Mặc Ngọc, tên thật là Ái Tân Giác La Hiển Kỳ, người Mãn Châu, con gái út của Thiện Kì Túc Thân vương - một trong bát đại Thân vương của cuối triều Thanh. Kim Mặc Ngọc là người vợ thứ ba của Mã Vạn Lý - nhà giáo dục mỹ thuật, nhà nghệ thuật khắc ấn thư họa nổi tiếng.
3. Vương Mẫn Đồng
Vương Mẫn Đồng, hay còn có tên Mãn là Hoàn Nhan Lập Đồng Kí. Vương Mẫn Đồng là con gái của Hoàn Nhan Lập Hiền và Cách cách Ái Tân Giác La Hằng Huệ (cháu gái của Vua Càn Long). Vương Mẫn Đồng là chị em họ của Hoàng hậu Uyển Dung và được coi là nàng Cách cách xinh đẹp nhất triều đại nhà Thanh.
Kawashima Yoshiko, tên thật là Ái Tân Giác La Hiển Dư, là Cách cách thứ mười bốn của Túc Thân vương, đồng thời cũng là nữ gián điệp nổi tiếng của quân đội Nhật vào Thế chiến II (1939-1945).
5. Ái Tân Giác La Hằng Huệ
Ái Tân Giác La Hằng Huệ là trưởng nữ của Dục Lãng, mẹ đẻ của nàng Hoàn Nhan Lập Đồng Kí Cách cách và là cháu gái ngoại lớn nhất của Định Quận vương Phổ Hú.
6. Quách Bố La Uyển Dung
Uyển Dung, tự Mộ Hồng, hiệu Thực Liên, là Hoàng hậu của Hoàng đế Phổ Nghi nhà Thanh và sau là Mãn Châu quốc, đồng thời cũng là Hoàng hậu cuối cùng của chế độ phong kiến Trung Hoa.
7. Ái Tân Giác La Hằng Phức
Ái Tân Giác La Hằng Phức là nàng Cách cách thứ năm trong phủ Lãng bối lặc
8. Ái Tân Giác La Uẩn Anh
Ái Tân Giác La Uẩn Anh là trưởng nữ của Tải Phong - thường được gọi là Thuần Thân vương hay đầy đủ là Hòa Thạc Thuần Thân vương, là người cai trị không chính thức cuối cùng của nhà Thanh với chức vụ Nhiếp chính vương trong thời gian tại vị của con trai ông là Hoàng đế Phổ Nghi. Ái Tân Giác La Uẩn Anh đã được gả cho anh trai của Uyển Dung là Nhuận Lương.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?
Vị tướng mạnh nhất Tam Quốc không phải là Lữ Bố hay Triệu Vân mà là hắn
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Người phụ nữ nghèo đổi đời nhờ nhặt được viên ngọc trai quý hiếm trong lúc nấu ăn, trị giá bằng cả căn nhà
Trong 'Tây Du Ký', con quái vật duy nhất đã hơn một lần ăn thịt Đường Tăng, bạn có biết đó là ai không?