Khám phá

Tại sao có trường hợp chết đuối hộc máu tươi khi người nhà đến gần?

Có trường hợp chết đuối bị hộc máu tươi khi người nhà đến gần? Tại sao xác người chết đuối lại nằm sấp và ngửa cùng đi tìm câu trả lời cho những thắc mắc này.

Thăm Ngao Bái ốm, phát hiện dao găm dưới chiếu, Khang Hy nói 1 câu, giành lại cả giang sơn / Lời tiên tri chấn động cách đây hơn 100 năm về vận mệnh thế giới

Trước những câu hỏi được đặt ra xung quanh việc người chết không nhắm mắt và những bí ẩn xung quanh người chết ít nhiều có yếu tố oan khuất, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với tiến sỹ Vũ Dương, nguyên Viện trưởng viện Giám định pháp y Quốc gia về vấn đề này.

Chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên

Liệu có tồn tại một sợi dây tâm linh nào đó giữa người chết với môi trường sống quen thuộc của mình và người thân hay không? Ví dụ vụ xác chết trôi về đúng gần nhà mình?

Đây chỉ là một trường hợp đơn lẻ, tôi cho rằng, đó chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên thôi. Xác thanh niên này được đựng trong bao tải, khi đã nổi lên và trôi đi thì có thể xem như một chiếc phao trôi theo dòng nước.

Ở đây, phải tính đến hướng dòng nước cuốn, dòng nước xoáy, hay dòng nước hai chiều… tác động trực tiếp lên bao tải này. Vì vậy mới có hiện tượng lấy sào đẩy bao tải đi rồi, bao tải vẫn trôi về chỗ cũ. Thực tế, trên sông nước, có những cái hõm nước như vậy, các thứ trôi nổi thường dạt về. Xác chết trôi cũng vậy thôi

Tiến sỹ Vũ Dương, nguyên Viện trưởng viện Giám định pháp y Quốc gia

Tiến sỹ Vũ Dương, nguyên Viện trưởng viện Giám định pháp y Quốc gia

Hiện tượng xác người nổi trên mặt nước nằm sấp hoặc ngửa?

Thông thường, một xác chết bị rơi xuống nước sẽ bắt đầu chìm ngay sau khi lượng không khí có trong phổi bị thay thế bởi lượng nước tràn vào trong đó. Khi bị chìm xuống, cơ thể sẽ bị nằm trong nước cho đến khi các vi khuẩn trong ruột và ngực nạn nhân sản xuất ra đủ các loại khí: methane, hydrogen sulfide, và carbon dioxide khiến cho cơ thể nổi được trên mặt nước như một chiếc khí cầu. (Việc hình thành các loại khí đủ để khiến cho cơ thể có thể nổi lên cần nhiều ngày hoặc hàng tuần, phụ thuộc vào nhiều yếu tố.)

Đầu tiên, không phải tất cả các bộ phận trên cơ thể đều nổi cùng lúc: Phần thân người (không bao gồm đầu, tay, chân) chứa nhiều vi khuẩn hơn cả, sẽ trương phềnh lên. Sau khi phần cơ thể nổi lên trên mặt nước đầu tiên, khiến cho phần đầu và tay, chân sẽ bị kéo nằm đằng sau phần ngực và bụng. Vì các phần này chỉ có thể xếp ở phía trước cơ thể, cái xác có xu hướng quay vòng cho đến khi phần thân nằm úp xuống mặt nước, trong khi tay và chân nằm bên dưới thân mình chìm dưới nước.

Hầu hết các thi thể sẽ nổi úp mặt xuống nước theo cách này, nhưng cũng có những ngoại lệ. Những thi thể có cánh tay nhỏ hơn sẽ nổi trên mặt nước với tư thế ngửa lên, vì cánh tay và chân ngắn sẽ chịu lực kéo ít hơn.

 

Trọng tâm của người phụ nữ ở phần cơ thể thấp hơn so với người đàn ông. Đó là do cấu tạo bộ xương chậu khiến trọng lượng dồn về phía sau hông, mông và đùi. Họ cũng có cánh tay nhỏ và ngắn hơn.

Phần trọng tâm của một vật thể có xu hướng bị lực Trái đất hút, Trong khi đàn ông lại có bộ ngực nở hơn và vai rộng hơn, trọng tâm rơi vào phần trên cơ thể. Do đó, phụ nữ chết đuối sẽ nằm ngửa còn đàn ông nằm sấp xuống. Trong một vài trường hợp, nếu một thi thể nổi trên mặt nước một thời gian dài, sẽ thải ra chất khí khiến cho nó lại bị chìm trở lại.

hoc-mau1 phunutoday
Ảnh minh họa

Cơ thể người chết lại tiếp tục bị phân hủy dưới nước, lại tích tụ thêm chất khí và trở thành một hiện tượng mà những người vớt xác gọi là “trục vớt”. Đây là một trạng thái cao hơn của sự thối rữa. Thi thể sẽ trương phềnh lên và nổi các phần cơ thể đều nhau và khả năng ngửa mặt lên cao hơn.

Những cái xác bị chết trước khi bị rơi xuống nước có thể nổi theo nhiều cách khác nhau. Nếu nó rơi úp mặt xuống trước tiên thì thi thể sẽ nằm trên mặt nước lâu hơn bởi vì không khí bên trong phổi không thoát ra được. Còn một thi thể khi rơi xuống nước mặt ngửa lên khiến nước tràn vào và chìm xuống theo điều kiện bình thường

Cơ chế bệnh lý của người chết

 

Đây là hiện tượng thường được thêu dệt cho thêm phần kỳ bí, rùng rợn. Nhưng ở góc độ khoa học, nó lại rất dễ giải thích.

Thứ nhất, hiện tượng này có thể diễn ra ở những người chết vì bị ngộ độc thuốc co cơ như ăn phải mã tiền chẳng hạn.

Thứ hai, ở những người chết rất bất ngờ, trong khoảng thời gian ngắn ngủi giữa sự sống và cái chết đã ở một trạng thái ngạc nhiên, sốc tạo nên một phản xạ mở mắt phản ứng trước khi ngưng thở.

Thứ ba là những người chết trong các cơn co giật như bị phong đòn gánh, bị chó dại cắn. Tất cả những trường hợp đó sẽ tạo nên hiện tượng người chết không nhắm mắt hoặc chỉ nhắm một phần. Xét trên cơ sở khoa học, đó là hiện tượng co cơ chứ hoàn toàn không phải yếu tố tâm linh gì.

Vậy còn những hiện tượng mà người đời vẫn thường đồn thổi về người chết oan, chỉ “trở lại” sau khi được rửa oan, ông nghĩ sao về điều này?

 

Với công việc của mình, chúng tôi gặp không ít những trường hợp như thế. Thực tế, hiện tượng hộc máu sau khi chết là một biểu hiện về bệnh lý. Người ta thường bảo, người chết đuối oan chẳng hạn, khi người thân như vợ, chồng, con cái, cha mẹ đến thì hộc máu ra.

Thực ra, với người chết đuối, thời điểm bị ngạt nước, họ hít vào quá mạnh làm vỡ các phế nang khiến cho nước có thể tràn vào trong máu. Khi nạn nhân uống nước quá nhiều dẫn đến co cứng thì nước có thể chảy ra mang theo máu. Đây là hiện tượng thường gặp với tất cả người chết đuối chứ không hẳn chỉ là người chết oan, có điều thời điểm tràn máu ra sớm hay muộn, nhiều hay ít mà thôi.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm