Khám phá

Nhật Bản phát hiện ra một mỏ đất hiếm khổng lồ, đủ cho nhân loại dùng trong 730 năm nhưng vẫn trì hoãn khai thác vì lý do này

Hóa ra, Nhật Bản chưa có động thái nào trong việc khai thác mỏ đất hiếm quý giá là vì những lý do này.

Kỳ lạ ban công búp bê giống hệt trong phim kinh dị / Kỳ lạ: Người phụ nữ tỏa ra hương thơm như nước hoa

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger từng nói "Ai kiểm soát dầu thì kiểm soát tất cả các nước".

Quả thực đã có nhiều tranh chấp về tài nguyên dầu khí trong hơn 100 năm qua, nguyên nhân là vì sự phát triển của khoa học công nghệ không thể tách rời "tài nguyên". Do đó, tất cả các quốc gia trên thế giới đều đấu tranh công khai và bí mật để giành được những nguồn tài nguyên khác nhau mà ngày nay dầu mỏ được tài nguyên phổ biến nhất.

Nhật Bản phát hiện ra một mỏ đất hiếm khổng lồ, đủ cho nhân loại dùng trong 730 năm nhưng vẫn trì hoãn khai thác vì lý do này - Ảnh 1.
Ảnh minh họa.

Trên thực tế, ngoài tài nguyên dầu khí, còn có nhiều nguồn năng lượng cũng cần thiết cho sản xuất công nghiệp, chẳng hạn như các mỏ đất hiếm. Nguồn tài nguyên được gọi là "vàng công nghiệp" này đặc biệt khan hiếm và tất cả các quốc gia đều coi đây là nguồn tài nguyên chiến lược.

Là một nước nhập khẩu đất hiếm lớn, Nhật Bản luôn rất bận tâm về nguồn cung và cầu tài nguyên này. Tuy nhiên gần đây, các nhà nghiên cứu vừa mới tìm ra một mỏ đất hiếm ngoài khơi Nhật Bản với trữ lượng lớn tới mức có thể cung cấp cho chúng ta đất hiếm đủ dùng trong vài thế kỷ nữa, trữ lượng của nó đủ cho con người trong 730 năm.

Đất hiếm là gì?

Nhật Bản phát hiện ra một mỏ đất hiếm khổng lồ, đủ cho nhân loại dùng trong 730 năm nhưng vẫn trì hoãn khai thác vì lý do này - Ảnh 2.

Đất hiếm (REE) là thuật ngữ chung để chỉ 17 nguyên tố kim loại có số hiệu nguyên tử từ 21, 39 và 57 đến 71 trong nhóm IIIB của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, bao gồm scandium, yttrium, lantan, v.v.

 

Đất hiếm được gọi là "vitamin của nền công nghiệp hiện đại"vì là thành phần không thể thiếu trong sản xuất các loại thiết bị và linh kiện trong công nghệ thông tin, y khoa, giao thông, hóa lọc dầu, luyện kim, quân sự và nhiều lĩnh vực khác.

Trong phương diện quân sự, đất hiếm là nguyên liệu quan trọng để chế tạo vũ khí. Về phương diện luyện kim vật liệu, đất hiếm có thể cải thiện tính chất của hợp kim và làm cho hợp kim có đặc tính tốt hơn. Trong công nghiệp điện tử, đất hiếm cũng được sử dụng rộng rãi, nếu không có những nguyên tố này thì một số vật liệu thông thường sẽ có hiệu suất kém.

Là tài nguyên quý hiếm, có ý nghĩa chiến lược quan trọng, đất hiếm phân bố không đồng đều trên thế giới. Trung Quốc từng là quốc gia phân phối chính của đất hiếm và tài nguyên đất hiếm có thể khai thác được chiếm 70% trên thế giới.

Mỏ đất hiếm khổng lồ ở Nhật Bản

Mặc dù Nhật Bản đã trở thành một quốc gia phát triển, nhưng lãnh thổ nhỏ bé khiến họ rơi vào tình trạng "khan hiếm tài nguyên" trầm trọng. Tại sao vậy ? Bởi dù có trình độ công nghệ phát triển cao thì cũng sẽ bị thiếu nguyên liệu, nguyên liệu của công nghệ đương nhiên là tài nguyên.

 

Không ngoa khi nói rằng về cơ bản, tất cả các mỏ đất hiếm ở Nhật Bản đều được nhập khẩu. Là nước tiêu thụ đất hiếm lớn thứ ba trên thế giới, 82% tổng lượng đất hiếm nhập khẩu của quốc gia này có nguồn gốc từ Trung Quốc. Do lo ngại về sự phụ thuộc nhiều vào các nước khác, Nhật Bản mong muốn khám phá và phát triển đất hiếm trên lãnh thổ của mình để đạt được tự do "đất hiếm". Sau một thời gian dài thăm dò và phát triển, cuối cùng, nước này cũng đã thực sự phát hiện ra mỏ đất hiếm khổng lồ.

Nhật Bản phát hiện ra một mỏ đất hiếm khổng lồ, đủ cho nhân loại dùng trong 730 năm nhưng vẫn trì hoãn khai thác vì lý do này - Ảnh 3.

Mỏ đất hiếm khổng lồ này đã được phát hiện gần đảo Minamitori, nơi nằm trong lớp phù sa dưới đáy biển sâu 5.000 mét. Mặc dù vị trí này cách xa Nhật Bản 1.800 km và vẫn nằm trong vùng nước sâu, nhưng chính phủ Nhật Bản đã ngay lập tức ban hành chỉ thị liên tục thăm dò và chuẩn bị phát triển.

Theo đó, việc phát hiện ra mỏ đất hiếm dưới đáy biển sâu với trữ lượng lên tới hơn 16 triệu tấn này đủ cho con người sử dụng trong 730 năm. Sau khi khai thác thành công, Nhật Bản sẽ hoàn toàn thoát khỏi gông cùm "phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu đất hiếm", không còn bị các nước khác kìm hãm, và sự phát triển công nghiệp và công nghệ của họ cũng sẽ đạt đến trình độ cao hơn.

Vậy trước một viễn cảnh hoàn hảo như vậy, tại sao Nhật Bản lại chưa có động thái nào trong việc theo dõi và khai thác? Đâu là nguyên nhân dẫn đến việc chậm trễ này?

 

Lý do Nhật Bản chưa khai thác

Đầu tiên, một hạn chế trong việc khai thác của Nhật Bản chính là "khoảng cách". Như đã đề cập trước đó, mỏ đất hiếm này được phát hiện gần đảo Minamitori, hòn đảo cực đông của Nhật Bản, cách Nhật Bản khoảng 1.800 km. Điều này có nghĩa là sau khi Nhật Bản khai thác những loại đất hiếm này ở đó, họ lại phải di chuyển hàng nghìn dặm để vận chuyển chúng trở lại đất liền.

Nhật Bản phát hiện ra một mỏ đất hiếm khổng lồ, đủ cho nhân loại dùng trong 730 năm nhưng vẫn trì hoãn khai thác vì lý do này - Ảnh 4.

Nhật Bản được bao bọc bởi biển nên chỉ có thể sử dụng phương tiện đường biển, tuy rằng đường biển có thể vận chuyển khối lượng lớn nhưng tốc độ di chuyển lại rất chậm.

Thứ hai là vị trí khai thác nằm dưới biển sâu khiến độ khó khai thác tăng mạnh. Mỏ đất hiếm này nằm ở độ sâu 5.600 mét dưới đáy biển, tức là máy khai thác ít nhất phải lặn đến độ sâu này. Dưới áp lực nước ở dưới đáy biển, những thiết bị này có thể bị "bẹp dúm" ở đây nếu không sử dụng vật liệu đặc biệt.

 

Khai thác đất hiếm là hoạt động khai thác quy mô lớn và thiết bị có thể đi xuống đáy biển sâu như vậy đòi hỏi hiệu suất lặn đủ cao. Tàu ngầm của Nhật Bản để phát hiện khoáng sản đất hiếm được thuê từ Hoa Kỳ. Những con tàu này thậm chí không có thiết bị đặc biệt để khai thác khoáng sản, chứ chưa nói đến khai thác đất hiếm.

Nhật Bản phát hiện ra một mỏ đất hiếm khổng lồ, đủ cho nhân loại dùng trong 730 năm nhưng vẫn trì hoãn khai thác vì lý do này - Ảnh 5.

Cuối cùng là chi phí khai thác. Hai nguyên nhân khách quan trên khiến chi phí khai thác đất hiếm rất cao. Nhật Bản đã ước tính chi phí dựa trên hệ thống khai thác với lực nâng bùn là 3500 tấn/ ngày và nhận thấy rằng theo giá đất hiếm trên thị trường quốc tế hiện nay, việc khai thác sẽ dẫn tới sự thua lỗ tuyệt đối.

Họ cho rằng nếu giá đất hiếm có thể duy trì ở mức cao nhất trong lịch sử và duy trì trong 20 năm thì việc khai thác đất hiếm dưới biển sâu mới thu được lợi ích kinh tế.

Ngoài ra, việc thiếu công nghệ luyện, tách trên đất liền cũng là một nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến việc khai thác. Nhật Bản vẫn chưa làm chủ được công nghệ luyện và tách đất hiếm, đồng nghĩa với việc họ phải tìm các "nhà xử lý thứ cấp" sau khi khai thác, và chi phí sẽ trở nên cao hơn trong lần giao dịch thứ hai. Vì vậy, ngay cả khi được khai thác thành công, cái gọi là tự do của đất hiếm không thể đạt được.

 

Dưới những ràng buộc của các điều kiện khác nhau, Nhật Bản hiện không có ý định khai thác mỏ đất hiếm khổng lồ này. Họ nói rằng cần thêm thời gian cho các cuộc khảo sát để xác định xem liệu có bất kỳ giá trị phát triển nào hay không.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm