Nhặt được đống vải vụn ngoài bãi rác ở Tử Cấm Thành: Chuyên gia thốt lên kinh ngạc "Đây là bảo vật quốc gia!"
Làm việc trong Tử Cấm Thành, sao các đầu bếp Ngự Thiện phòng không bị "tịnh thân" như thái giám? / Giải mã bí ẩn Tử Cấm Thành: Tại sao không ai dám bén mảng đến Cố Cung sau 5h chiều?
Có rất nhiều đồ vật trông thì bình thường nhưng dưới con mắt tinh xảo của các chuyên gia thẩm định cổ vật, chúng trở thành vô giá!
Sự việc thứ 1:
Cận cảnh 6 bức tranh bị coi là đống vải rách (Ảnh từ Sohu)
Vậy đống vải vụn đó có gì đặc biệt mà các chuyên gia lại cho rằng nó là bảo vật vô giá? Hãy cùng quay ngược thời gian để hiểu thêm về số phận long đong lận đận của món quốc bảo này.
Lúc bấy giờ, để thành lập Bảo tàng Cố Cung tại Tử Cấm Thành vào năm 1925, Cục Quản lý di sản văn hóa quốc gia Trung Quốc đã quyết định sửa chữa lại tòa lầu Thấu Phương Trai để làm nơi trưng bày hiện vật.
Trong quá trình cải tạo tại đây, một công nhân đã vô tình tìm được một chiếc hộp bằng gỗ nhỏ nằm dưới phiến đá trong sân. Anh ta cứ nghĩ là tìm thấy món đồ trang sức đắt giá nào đó nên hí hửng mở ra ai ngờ bên trong chỉ là một đống vải. Sau đó anh ta đã ném chiếc hộp ra bãi rác bên ngoài Tử Cấm Thành.
Nhiều người tới đây bới móc tìm kiếm nhưng ai đó cho rằng chiếc hộp gỗ là đồ dùng được nên đã vứt đống vải lại. Sau đó, ông Lưu, một người chuyên hành nghề nhặt rác đã quyết định đem chỗ vải kia về với mục đích dán lên che chỗ hở trên cửa sổ.
Con trai của ông Lưu sau khi nghe cha kể rằng mới nhặt được chút vải vụn ở gần Tử Cấm Thành đã vội lấy lại mang đi bán với hy vọng kiếm được vài đồng. Anh ta đem tới một tiệm cầm đồ gần nhà và ngỏ ý bán lại bảo vật từ Tử Cấm Thành cho chủ tiệm. Chủ tiệm cũng là người có chút hiểu biết về đồ cổ, ông ta nghĩ những mảnh vải này khá lâu đời nên trả cho con trai ông Lưu 20 tệ.
Sau đó, chủ tiệm cầm đồ đem những mảnh vải rách tới nhờ chuyên gia khảo cổ trong Bảo tàng Cố Cung thẩm định giúp. Nào ngờ, sau khi xác định cẩn thận, chuyên gia khảo cổ đã nói rằng những mảnh vải này là bảo vật quốc gia và khuyên anh ta nên tặng lại cho bảo tàng.
Các chuyên gia mới chỉ thu thập được 6 bức trong tổng số 18 bức vẽ các vị La Hán. (Ảnh từ Sohu)
Theo kết quả kiểm định chung của hội đồng chuyên gia bảo tàng Cố Cung thì những mảnh vải này thực chất là những bức vẽ của vị họa sĩ nổi tiếng nhà Đường – Lư La Già. Lư La Già là học trò của danh họa cung đình thời Đường là Ngô Đạo Tử, là người rất giỏi trong việc vẽ các bức tranh khắc họa hình tượng của các vị La Hán.
Vốn dĩ trong ghi chép của sử sách thì bộ tranh của Lư La Già bao gồm 18 bức tranh vẽ 18 vị La Hán nhưng các chuyên gia lúc đó chỉ thu thập được 6 bức. Hiện những bức tranh này đang được trưng bày trong Bảo tàng Cố Cung tại Bắc Kinh và chúng đang định giá lên tới 400 triệu nhân dân tệ (hơn 1000 tỷ đồng).
Sự việc thứ 2:
Vừa đưa cho các chuyên gia của chương trình “Giám định bảo vật” kiểm chứng “con ve sầu” mình đeo trên tay, người phụ nữ rất bất ngờ khi chuyên gia lại khen cô thật can đảm.
Người phụ nữ chia sẻ rằng cô đã mua viên ngọc chạm trổ hình một con ve sầu này ở một khu chợ chuyên bán đồ cổ. Tự cô cảm thấy viên ngọc này rất hợp với khí chất của mình nên đã bỏ tiền ra mua nó. Cô cũng đã đeo nó trên tay trong suốt hơn 10 năm mà không thấy có gì khác lạ. Vậy lai lịch của viên ngọc hình con ve sầu này thế nào? Câu chuyện phía sau nó là gì?
Do hiện nay tài chính của gia đình cũng đang gặp một số khó khăn nên khi biết tới chương trình "Giám định bảo vật" do Đài truyền hình Trung ương tổ chức cô đã mạnh dạn mag miếng ngọc tới. Cô hy vọng rằng viên ngọc hình ve sầu này có thể bán được ít tiền để giúp cô và gia đình vượt qua giai đoạn này.
Theo các chuyên gia của chương trình, viên ngọc bích hình con ve này thực sự là một món bảo vật tinh xảo. Vốn dĩ nó là đồ tùy táng được đặt vào trong mộ của các quý tộc thời cổ đại. Trong xã hội cổ đại, hình ảnh con ve sầu mang ý nghĩa rất cao quý, người xưa tin rằng nếu đặt miếng ngọc ve sầu này trong miệng thì thi hài sẽ không bao giờ bị thối rữa.
Từ đó có thể thấy, viên ngọc ve sầu này nhiều khả năng là do các tay trộm mộ đã lấy từ trong một ngôi mộ của vị quý tộc nào đó và bán nó ra thị trường. Trong văn hóa của người Trung Quốc, hành động lấy đồ của người chết đeo lên người sống là đại kỵ, có thể gặp họa. Bởi vậy các chuyên gia mới nói người phụ nữ thật can đảm thì đeo nó trong ngần ấy năm.
Viên ngọc được định giá lên tới hơn 2 tỷ đồng Việt Nam. (Ảnh từ QQNews)
Từ kết quả giám định các thông số, các chuyên gia xác địnhviên ngọc bích hình con ve sầunày có thể bán được với giá khoảng 600.000 nhân dân tệ (hơn 2 tỷ Việt Nam đồng).
Sau khi biết được giá trị thực của viên ngọc, người phụ nữ chia sẻ rằng tuy viên ngọc ve sầu có thể mang lại cho cô một món tiền lớn nhưng cũng mong nó sẽ tìm được một người chủ mới thực sự yêu quý các di vật văn hóa và bảo quản nó một cách cẩn thận.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Vị tướng mạnh nhất Tam Quốc không phải là Lữ Bố hay Triệu Vân mà là hắn
Trong 'Tây Du Ký', con quái vật duy nhất đã hơn một lần ăn thịt Đường Tăng, bạn có biết đó là ai không?
Người phụ nữ nghèo đổi đời nhờ nhặt được viên ngọc trai quý hiếm trong lúc nấu ăn, trị giá bằng cả căn nhà