Nhặt được khối kim loại cũ kĩ, lão nông kinh ngạc khi biết đó là 'báu vật quốc gia' 3.000 tuổi
Ảnh cũ nhà Thanh: Uyển Dung diện đồ dạo phố tạo dáng chụp hình, phu kéo xe làm hành động khiến ai cũng cười theo / Đi lặn biển sâu, người đàn ông phát hiện 'kho báu' hàng nghìn năm tuổi khiến chuyên gia ngỡ ngàng
Vào năm 1999, lão nông họ Trần ở Tuyên Thành, tỉnh An Huy, Trung Quốc trong khi đào một khoảng đất để làm ao trong thôn đã nhặt được mộ khối kim loại màu vàng. Dù trông có vẻ nhỏ nhắn nhưng món đồ này lại nặng đến 27kg. Cho rằng đây là món đồ có giá trị, ông Trần liền chôn lại, đợi đêm ra đào lại, giấu vào áo mang về nhà.
Sau khi rửa sạch lớp đất bùn bên ngoài, vợ chồng ông Trần bắt đầu tò mò về chất liệu thật của khối kim loại này. Để tránh bị để ý, họ giấu đi đợi cơ hội kiểm chứng. Thế nhưng, sự việc lại không giữ kín được lâu khi một số người bạn của lão nông sau khi biết tin đã loan cho cả làng biết. Từ đó ngày nào cũng có người ghé nhà ông Trần để xem xét, hỏi han. Một người đàn ông thích sưu tầm đồ cổ ghé thăm, cho ông Trần biết món đồ ông nhặt được là chiếc chũm chọe bằng đồng (chũm chọe là một nhạc cụ bộ gõ phổ biến trên thế giới). Người này còn ngỏ ý mua lại chiếc chũm chọe với giá 80.000 NDT ( 267 triệu đồng).
Nhận thấy món đồ mình nhặt được có lẽ sẽ có giá trị lớn nên ông Trần đã không bán mà đợi được giá cao nhất mới bán. Thế nhưng, sự việc nhanh chóng đến tai nhân viên cục Di tích Văn hóa địa phương và họ sau hôm đó đã có mặt ở nhà ông Trần để hỏi thăm về chiếc chũm chọe ông nhặt được nhưng bị ông Trần đuổi đi. Vì lo sợ “cổ vật văn hóa” nào đó bị thất lạc nên họ đã nhờ cảnh sát cùng tới.
Sau khi món đồ cổ này được đem đi thẩm định thì chuyên gia kết luận rằng nó là một mảnh chũm chọe bằng đồng có kích thước cao 38cm, rộng khoảng 28.5cm và nặng khoảng 27kg. Hoa văn trên chiếc chũm chọe này là những đám mây hình mặt động vật. Món đồ cổ này có nguồn gốc từ thời nhà Thương, tức là có niên đại hơn 3000 năm, được đặt tên là chũm chọe bằng đồng moiré (họa tiết ảo diệu) mặt thú vật thời nhà Thương. Loại nhạc cụ này thường được dùng trong quân sự, tế lễ, tiệc chiêu đãi và các dịp trọng đại khác nhau , theo "Lễ nghi nhà Chu". Chũm chọe thường phải có một cặp gồm hai miếng tạo thành 1 bộ, cầm trên tay để đánh. Màu sắc của chúng sở dĩ giống màu vàng 18k là vì đồng chế tạo nên món đồ này có độ tinh khiết cao. Rất có thể mảnh chũm chọe này do tổ tiên của người Bách Việt làm nên.
Để tìm mảnh còn lại, địa phương đã cho khai quật xung quanh khu vực tìm thấy mảnh chũm chọe nhưng kết quả không thu được gì. Về phía ông Trần, dù tiếc nuối nhưng ông đành phải trao lại món đồ cổ này cho bảo tàng Tuyên Thành. Mảnh chũm chọe thời nhà Thương sau đó đã được xếp hạng là Di tích Văn hóa Hạng nhất Quốc gia.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ