Nhìn lại 'Cái chết đen', đại dịch hạch giết chết một phần ba dân số châu Âu
Cảnh đối mặt với những sinh vật khủng khiếp dưới đại dương / 'Kinh hãi' trước cảnh thợ lặn mạo hiểm 'trêu ngươi' cá sấu nước mặn khổng lồ
"Cái chết đen" (1346 - 1353) là một trong những đại dịch chết chóc kinh hoàng nhất lịch sử nhân loại. Khi các nhà sử học thảo luận về bệnh dịch, đại dịch hạch do vi khuẩn Yersinia pestis gây ra luôn được đề cập đến đầu tiên.
Trong cuốn sách "Cái chết đen, 1346-1353: Lịch sử hoàn chỉnh" (Boydell Press, 2018), Ole Jørgen Benedictow ước tính 50-60% dân số châu Âu bị xóa sổ trong "Cái chết đen", lớn hơn nhiều con số "một phần ba" thường được nhắc đến. Một điều ít được biết đến là căn bệnh tiếp tục tấn công châu Âu, Trung Đông trong 4 đợt dịch tiếp theo (năm 1361–63, 1369–71, 1374–75, 1390, và 1400) và xa hơn trong bốn thế kỷ sau đó.
Cụm từ "Cái chết đen", theo Benedictow thực ra là một sự hiểu lầm, dịch sai của cụm từ Latin "atra mors", đồng nghĩa với "khủng khiếp" và "màu đen".
Một sử liệu mô tả: "Tất cả các công dân không còn nhiều việc để làm, ngoại trừ việc mang xác chết đi chôn cất [...] Tại mỗi nhà thờ, họ đào những cái hố sâu, những người nghèo đã chết trong đêm được nhanh chóng ném xuống hố. Vào buổi sáng khi số lượng lớn các thi thể lấp đầy trong hố, họ lấy một ít đất phủ lên, sau đó lại tiếp tục những lớp thi thể khác..."
Một sử liệu khác ghi: "Và cũng có những người bị phủ đất rất mỏng đến nỗi những con chó kéo họ ra và nuốt chửng nhiều xác chết trong thành phố".
Dịch hạch do vi khuẩn Yersinia pestis gây ra. Loại vi khuẩn ký sinh trong loài gặm nhấm hoang dã, nơi chúng sống với số lượng và mật độ lớn. Bệnh dịch hạch ở người phát sinh khi loài gặm nhấm trong môi trường sống của con người, thường là chuột đen, bị nhiễm bệnh.
Thông thường, phải mất 10-14 ngày trước khi bệnh dịch hạch giết chết hầu hết một đàn chuột bị nhiễm. Bọ chét tập trung ở những con chuột sắp chết còn lại, sau ba ngày nhịn ăn, chúng tấn công con người. Từ vị trí vết cắn, bệnh lây lan đến một hạch bạch huyết, sưng lên tạo thành bọt khí đau đớn, thường gặp nhất ở háng, trên đùi, ở nách hoặc trên cổ. Do đó có tên là bệnh dịch hạch.
Thời gian ủ bệnh 3-5 ngày. Bệnh lan truyền từ những con chuột ra cộng đồng người mất trung bình 23 ngày trước khi người bệnh đầu tiên chết.
Dịch bệnh lây lan từ những con chuột này sang đàn chuột khác trong địa phương và truyền sang cư dân theo cách tương tự. Phải mất một thời gian để mọi người nhận ra rằng một dịch bệnh khủng khiếp đã bùng phát và các nhà sử học có thể ghi nhận được điều này. Thời gian cũng khác nhau: ở nông thôn mất khoảng 40 ngày để nhận ra; ở thị trấn với vài nghìn dân là 6-7 tuần; tại các thành phố hơn 10.000 cư dân là khoảng 7 tuần và trong một vài đô thị với hơn 100.000 dân thì nhiều nhất là 8 tuần.
Vi khuẩn bệnh dịch hạch có thể thoát ra khỏi bọt khí và theo dòng máu mang đến phổi và gây ra một biến thể của bệnh dịch hạch lây lan từ những giọt nước bị nhiễm khi bệnh nhân ho (bệnh dịch hạch viêm phổi). Tuy nhiên, hình thức này không gây ra lây nhiễm dễ dàng. Bệnh dịch hạch đã lan truyền khoảng cách đáng kể chủ yếu bởi bọ chét chuột trên tàu. Những con chuột bị nhiễm bệnh sẽ chết, nhưng bọ chét của chúng thường sống sót và tìm thấy những con chuột mới ở bất cứ nơi nào chúng hạ cánh.
Người ta từng nghĩ rằng Cái chết đen bắt nguồn từ Trung Quốc, nhưng nghiên cứu mới cho thấy nó bắt đầu vào mùa Xuân năm 1346 ở vùng đồng hoang, bờ Tây Bắc biển Capsi vào phía Nam nước Nga. Dịch bệnh bắt đầu với một cuộc tấn công mà người Mông Cổ đã phát động trên trạm buôn bán cuối cùng của người Italy trong khu vực, Kaffa (ngày nay là Feodosiya) ở Crimea. Vào mùa Thu năm 1346, bệnh dịch hạch bùng phát giữa những kẻ bao vây và từ đó xâm nhập vào thị trấn. Khi mùa xuân đến, người Italy đã chạy trốn trên tàu của họ, mang theo "Cái chết đen" đi cùng.
Hơn cả một dịch bệnh
Hậu quả của thảm họa diễn ra trên nhiều mặt đời sống xã hội. Sự chấm dứt chiến tranh và sự sụt giảm đột ngột trong thương mại ngay lập tức theo sau nhưng chỉ trong thời gian ngắn. Hậu quả nghiêm trọng và lâu dài hơn là việc giảm mạnh diện tích đất canh tác, do cái chết của rất nhiều người lao động.
Hiệu ứng tâm lý của Cái chết đen được phản ánh ở phía Bắc dãy Alps khi cái chết và thế giới bên kia thường xuyên xuất hiện trong thơ ca, điêu khắc và hội họa. Chủ nghĩa bài Do Thái tăng cường mạnh mẽ trên khắp châu Âu khi người Do Thái bị đổ lỗi cho sự lây lan của Cái chết đen. Một làn sóng bạo lực dữ dội xảy ra sau đó. Nhiều cộng đồng Do Thái bị giết hại.
Đại dịch hạch London năm 1665 là đợt bùng phát lớn cuối cùng ở Anh và bệnh dịch hạch dường như cũng biến mất khỏi vùng đất Tây Ban Nha và Đức sau thế kỷ 17. Bệnh dịch hạch ở Brussilles, Pháp, vào năm 1720-1721 được coi là đợt dịch hạch lớn cuối cùng ở Tây Âu.
Một số nhà sử học cho rằng y tế cộng đồng đã được cải thiện đến mức ngăn chặn sự lây lan của bệnh dịch hạch, đặc biệt là thông qua việc sử dụng luật vệ sinh có hệ thống và hiệu quả. Những người khác chỉ ra những thay đổi tiến hóa ở người, động vật gặm nhấm hoặc trong chính vi khuẩn.
Điều rõ ràng là trong bốn thế kỷ giữa Cái chết đen và sự biến mất của bệnh dịch hạch từ châu Âu, các bác sĩ đã làm việc không mệt mỏi để giải thích, kiềm chế và điều trị căn bệnh đáng sợ này.
Nhiều phát triển quan trọng trong lịch sử y dược diễn ra trong bối cảnh bệnh dịch này: sự tái sinh của mổ xẻ, phát hiện ra sự lưu thông của máu và sự phát triển của các biện pháp y tế công cộng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách
CLIP: Sóc nhỏ "chơi khăm" linh miêu và cái kết đầy bi thảm