Khám phá

Những “ám ảnh” kinh hoàng về "hủ tục" khiến phụ nữ Ấn Độ phát sợ

Bạn sẽ chẳng tượng tưởng nổi vì sao lại có những hủ tục đáng sợ ấy, tại sao đến ngày hôm nay những chuyện ấy vẫn có thể xảy ra trên thế giới này…

Rợn người hủ tục giết hại hàng trăm trẻ em để hiến tế / Những hủ tục kì lạ và đáng sợ của Dani - bộ tộc ăn thịt người trong truyền thuyết

Hôn nhân sắp đặt

Ngày nay các nước trên thế giới đã giảm thiểu việc sắp đặt hôn nhân, thì ở Ấn Độ, hủ tục kinh dị này vẫn đang tồn tại và phát triển mạnh.

hu-tuc-dam-cuoi3 phunutoday
Ảnh minh họa

Thay vì tự do yêu đương, lựa chọn người bạn đời cho mình, người Ấn Độ thường dựa trên ý kiến của cha mẹ, họ hàng, bạn bè, người thân và vẫn đang lựa chọn bạn đời cho con cái, họ hàng của mình dựa trên tầng lớp xã hội, tôn giáo, tử vi.

Giết người vì danh dự

Giết người vì danh dự là một trong những hủ tục gây sốc nhất tại Ấn Độ vẫn còn tồn tại đến ngày nay.

Nếu một thành viên làm điều gì đó đi ngược lại với quy tắc, quy định của gia đình, dòng họ, cộng đồng, họ có thể bị bài xích thậm chí bị giết để tránh mang ô nhục cho gia đình, cộng đồng.

Thiêu sống cô dâu

 

Như nhiều đất nước phương Đông khác, của hồi môn đã trở thành một nét văn hóa ăn sâu trong tiềm thức của nhiều người. Ở Ấn Độ, việc con dâu có được coi trọng ở nhà chồng hay không phụ thuộc rất nhiều vào số lượng của hồi môn cô dâu được nhà mẹ đẻ cho. Vì thế, có không ít gia đình ở Ấn Độ sẵn sàng bức con dâu tự vẫn hay thiêu sống cô dâu ngay trong ngày cưới nếu thấy không hài lòng với số của hồi môn của cô dâu.

hu-tuc-dam-cuoi2 phunutoday
Một cô dâu đã từng bị thiêu sống

Các cô dâu không có đủ của hồi môn sẽ bị các thành viên trong gia đình nhà chồng bắt xuống dưới bếp. Mẹ chồng hoặc một thành viên khác trong gia đình nhà chồng sẽ đổ dầu ăn lên khắp người cô dâu rồi tự tay châm lửa. Tỷ lệ sống sót của những cô dâu trong hủ tục “đốt cô dâu” là rất thấp. Một số ít các cô dâu trẻ thoát chết cũng sẽ phải chịu tra tấn, ngược đãi, mắng nhiếc của gia đình nhà chồng mà không dám đứng lên khởi tố.

Của hồi môn

Theo truyền thống, vào ngày cưới, gia đình nhà gái sẽ tặng cho con gái của mình một món quà chủ yếu là trang sức vàng. Đây được gọi là "Stree-Dhan" tức tài sản của người phụ nữ.

hu-tuc-dam-cuoi1 phunutoday

Ảnh minh họa

 

Tuy nhiên, theo thời gian, phong tục này đã bị thay đổi. Hầu hết các gia đình sẽ trả bằng tiền mặt, tài sản. Phong tục này bị lên án bởi nhiều người coi phẩm giá của người con gái được đo bằng tiền, hơn nữa còn đặt áp lực tài chính nặng nề cho nhiều gia đình.

Nhiều cô dâu bị giết hoặc bị tra tấn dã man vì của hồi môn. Nhiều gia đình phải tự sát vì bất lực không có hồi môn cho con gái.

Tảo hôn

Tại Ấn Độ, độ tuổi kết hôn hợp pháp của một người phụ nữ là 18 tuổi và 21 tuổi đối với đàn ông. Kể từ năm 1929, tảo hôn đã không được pháp luật của nước này công nhận. Tuy nhiên, tục tảo hôn còn rất phổ biến đặc biệt ở làng quê Ấn Độ.

hu-tuc-dam-cuoi phunutoday
Cảnh trong phim "Cô dâu 8 tuổi" - một bộ phim phản ánh thực trạng này.

Tại những vùng quê này, hầu hết các chàng trai, cô gái ở tuổi vị thành niên đều thừa nhận đã kết hôn dù ai cũng hiểu, đặt lên vai những đứa trẻ trách nhiệm về hôn nhân, gia đình ở độ tuổi này là quá sớm.

 

Mẹ và con gái chung chồng

Theo truyền thống của bộ tộc Mandi - một bộ tộc theo chế độ mẫu hệ sống tập trung ở vùng núi cao của Bangladesh và Ấn Độ, nếu người mẹ muốn tái giá với người đàn ông khác thì cô con gái cũng phải trở thành một người vợ của người đàn ông đó. Đây không phải là vấn đề phổ biến trong thời đại ngày nay nhưng vẫn còn tồn tại trong số ít gia đình Mandi.

Hủ tục này cũng gây ra không ít chuyện dở khóc dở cười. Việc mẹ con cùng chung một chồng, sự lằng nhằng giữa mối quan hệ của con mẹ, con con với chung một người đàn ông chưa nói đến, rất nhiều mẹ con vì phải chung đụng cùng một người đàn ông đã dẫn đến sứt mẻ tình cảm, thậm chí quay sang thù hằn nhau.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm