Những bài học quý từ Lý Quang Diệu "cha đẻ" của Singapore
Nữ ma đầu xinh đẹp truyện Kim Dung: Lý Mạc Sầu đọ tài sắc Mai Siêu Phong / Xét về tửu lượng, ai vô đối trong kiếm hiệp Kim Dung?
Mấy ngày qua, đất nước quốc đảo sư tử ngậm ngùi, thương tiếc tiễn đưa cựu Thủ tướng huyền thoại Lý Quang Diệu. Những gì ông để lại cho đất nước của ông thật vĩ đại và những gì ông để lại cho nhân loại, đặc biệt đối với Việt Nam thật đáng trân trọng và ngưỡng mộ.
Trước thời ông làm Thủ tướng, có mấy ai biết đến một đất nước Singapore nhỏ bé, nghèo nàn. Vậy mà, chỉ sau một phần ba thế kỷ dưới sự dẫn dắt của ông, thế giới này đều biết đến ốc đảo sư tử với sự phát triển thần kỳ. Người dân có mức thu nhập bình quân vào bậc nhất thế giới, đất nước có chỉ số minh bạch cao nhất thế giới, còn về giáo dục và y tế thì đều ở trình độ xuất khẩu sang nước khác...
Điều gì đã làm lên sự kỳ diệu đó và bài học quý giá nào mà ông để lại cho nhiều quốc gia có hoàn cảnh tương tự?
Lý Quang Diệu thời trẻ (ảnh: Getty)
Bài học thứ nhất, phát triển mạnh kinh tế là con đường ngắn nhất để xây dựng và bảo vệ đất nước. Liên hệ vào nước ta, cách đây gần 30 năm, công cuộc đổi mới đã “bước vào” văn kiện Đại hội VI của Đảng. Đây là bước chuyển biến có ý nghĩa lịch sử về nhận thức, tư duy trong phát triển nền kinh tế nước ta.
Nhìn riêng trong công cuộc xây dựng đất nước, chúng ta lấy phát triển kinh tế làm trung tâm và đã có những thành tựu đáng kể, diện mạo của đất nước từ đô thị đến nông thôn đã có những thay đổi rõ nét. Có lĩnh vực được đánh giá là sự “đổi đời” như lĩnh vực bưu chính, viễn thông, hàng không, dịch vụ, in ấn truyền thông. Ở nông thôn, nhìn vào từng hộ gia đình thấy chất lượng cuộc sống được cải thiện rõ rệt; nhiều gia đình có tivi, tủ lạnh, bếp ga, xe máy… thậm chí có cả ô tô, nhiều ngôi nhà được mọc lên khang trang, hiện đại. Đặc biệt, đại bộ phận hộ nông dân không còn cảnh “giặc đói”, “giặc dốt” nữa...
Tuy nhiên, nếu so sánh với chính chúng ta cách đây vài chục năm thì đúng vậy, nhưng nếu nhìn sang “hàng xóm” thì vẫn chưa thể hài lòng. Kinh nghiệm từ Singapore và một số nước khác cho thấy, chúng ta cần phải tập trung phát triển kinh tế nhanh hơn nữa, mạnh hơn nữa giống như tinh thần của chiến dịch Hồ Chí Minh để giải phóng miền Nam thống nhất đất nước là: “Táo bạo, táo bạo hơn nữa; thần tốc, thần tốc hơn nữa”. Phải tháo gỡ cơ chế, xây dựng thể chế, dẹp bỏ những rào cản gây ra sự trì trệ, nhũng nhiễu, phải tháo gỡ khó khăn, phát triển hạ tầng cơ sở, phát triển mạnh nguồn nhân lực...
Những vấn đề đó tuy chúng ta đã và đang làm nhưng chưa tạo thành “cú đấm thép” mang tính đột phá, quyết định. Tư tưởng hoạch định chiến lược thì có nhưng tổ chức thực hiện thì còn trì trệ nên chưa “thay trời đổi đất” được. Vẫn biết đất nước chúng ta do hậu quả của chiến tranh, rồi hệ lụy của nền kinh tế kế hoạch hóa quan liêu, bao cấp để lại nhưng đó cũng không phải hoàn toàn là lý do của sự chậm trễ trong phát triển kinh tế của đất nước.
Bài học thứ hai, đó là câu chuyện chống “giặc nội xâm” - chống tham nhũng. Tham nhũng được xem như một thứ bệnh ghê sợ nhất, tinh vi nhất, khó khăn nhất. Nếu không có giải pháp ngăn chặn hiệu quả, kịp thời thì nó có thể đục mọt ruỗng cả hệ thống công quyền. Thật nguy hại vì căn bệnh này nhìn bên ngoài thấy bình thường nhưng nó đang hủy hoại bên trong và đến lúc nào đó thì không thể cứu chữa được.
Chúng ta cũng đã có những giải pháp, cách thức để chữa trị nhưng xem ra “toa thuốc” chưa đủ liều và “phác đồ điều trị” chưa chuẩn, nên câu chuyện về chỉ số minh bạch của đất nước còn là “bài toán” nan giải. Tham nhũng cũng là câu chuyện được đặt ra ngay từ ngày đầu cầm quyền của ông Lý Quang Diệu và ông đã ra tay quét sạch nó. Chính vì vậy mà “cơ thể” của nước Singapore mới được trong sạch như ngày nay, các tổ chức của thế giới đều thừa nhận sự minh bạch của quốc đảo sư tử vào hạng bậc nhất thế giới. Đó đúng là thành tựu rất tuyệt vời mà không phải nước nào cũng làm được; đó cũng là bài học, là cái đích mà chúng ta hướng tới để học tập.
Singapore có một Lý Quang Diệu mà người dân ở đó gọi ông với cái tên đầy tôn kính - đó là “cha đẻ” của quốc đảo sư tử thời hiện đại. Còn ở nước ta cách đây vài thế kỷ cũng có nhà tiên tri “bác học” Lê Quý Đôn đã đưa ra lời cảnh báo về 5 nguy cơ dẫn đến mất nước, đó là: Trẻ không sợ già, trò không sợ thầy, binh kiêu tướng thoái, tham nhũng tràn lan và sỹ phu ngoảnh mặt. Và lời cảnh báo đó của Lê Quý Đôn đến nay vẫn còn nguyên giá trị.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ tộc người bí ẩn nằm sâu trong rừng, không mặc quần áo, biệt lập hoàn toàn với văn minh loài người
Một ngôi mộ cổ được tìm thấy trong hồ chứa nước, ngay cả những chiếc đinh trong quan tài cũng bằng vàng, chủ nhân của ngôi mộ là ai?
Người đàn ông vỡ òa khi đào được 'tảng đá' giá trị gần 10.000 tỷ, Tần Thủy Hoàng từng săn lùng ráo riết
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Y học Ai Cập cổ đại đã biết điều trị ung thư từ 4000 năm trước? Dấu vết điều trị 'ung thư' gây sốc được tìm thấy
Loài người chưa từng biết ẩn nấp ở châu Á suốt 100.000 năm