Những bảo vật gì xuất hiện trong lễ đăng quang của vua Khải Định?
Trong các triều đại phong kiến Việt Nam, khi lên ngôi, ngoài nhận “ngọc tỉ truyền quốc”, vị vua mới còn được trao những bảo vật quý giá khác.
Chuyện thần bí ít biết về ngôi đình thiêng 2.000 tuổi ở Hà Nội / Khám phá những sự thật đáng sợ về Top 10 đao phủ tàn nhẫn nhất trong lịch sử
Đến thời Nguyễn, trong lễ đăng quang của vua Khải Định diễn ra năm 1916, có đến 4 món quốc bảo được truyền lại cho nhà vua mới.
Sau khi vua Duy Tân tổ chức binh biến nhằm lật đổ người Pháp bất thành, Hội đồng Nhiếp chính của triều Nguyễn và Hội đồng Tôn nhơn của Hoàng tộc đã quyết định đưa Phụng Hóa công Bửu Đảo lên ngôi thay thế. Quyết định này đã nhận được sự đồng thuận của Toàn quyền Đông Dương Ernest Nestor Roume và chính phủ Pháp.
Tiếp nhận 4 vật quốc bảo truyền ngôi
Cuốn Vua Khải Định - Hình ảnh và Sự kiện (1916-1925) của tác giả Võ Hương An (NXB Văn hóa - Văn nghệ) đã miêu tả rất chi tiết về lễ đăng quang của vua Khải Định. Trước lễ đăng quang một ngày, vào sáng 17/5/1916, là lễ tiếp nhận bốn vật quốc bảo truyền ngôi.
Theo nội dung cuốn sách, từ tảng sáng hôm đó, Bộ Lễ đã đặt một cái bàn sơn vàng ngay căn giữa của điện Cần Chánh. Trên đó, bày bốn món quốc bảo: Ngọc tỷ truyền quốc có khắc chín chữ Đại Nam Thụ thiên Vĩnh mệnh Truyền quốc tỉ được đúc từ thời vua Thiệu Trị, một bộ hoàng bào, một cái hốt bằng ngọc trên có khắc hai chữ Vương mệnh, và cuốn sách bằng vàng có tên là Thánh chế Mạng danh Kim sách.
Ngọc tỉ truyền quốc Đại Nam Thụ thiên Vĩnh mệnh Truyền quốc tỉ của triều Nguyễn. Ảnh: Bảo tàng lịch sử quốc gia.
Tám giờ sáng, tân quân mặc áo rộng màu lục, đội khăn đóng đen, ra điện Cần Chánh, đến tại chiếc bàn màu vàng xem xét các bảo vật trước sự hiện diện của các vị thượng thư. Xong nhà vua lui về thay lễ phục và các quan cũng rút lui để chuẩn bị cho buổi thường triều sắp diễn ra. Các bảo vật vẫn được trưng bày tại chỗ, dưới sự canh phòng cẩn mật.
Trước sân điện Cần Chánh, trên những chiếc chiếu đã trải sẵn, các quan mặc áo rộng xanh, sắp hàng ngay ngắn chờ làm lễ. Ở giữa là lối đi, quan văn bên trái, quan võ bên phải, theo thứ tự cấp lớn đứng trước, cấp nhỏ đứng sau, theo phẩm sơn làm chuẩn, quay mặt vào bên trong điện.
Tân quân lần này xuất hiện trong áo rộng màu vàng, và đội khăn đóng vàng, hướng về chiếc bàn có bốn bảo vật truyền quốc, lạy năm lạy. Cùng lúc đó, ở ngòai sân các quan cũng hướng vào trong điện lạy năm lạy.
Xong năm lạy, tân quân quì xuống, trong khi bên ngoài các quan đứng nghiêm tại vị trí. Hai vị đại thần, một văn một võ, đã được triều đình đề cử, bước đến bên cái bàn màu vàng, chia nhau nâng ngọc tỷ, hoàng bào, và hốt ngọc, quì dâng lần lượt lên cho tân quân. Tân quân đưa hai tay tiếp nhận, nâng lên ngang trán, xá một cái, xong đưa lại cho các quan để trả về chỗ cũ.
Sau đó, một vị quan của Nội các tiến đến bên bàn, mở trắp sơn son thếp vàng, lấy Kim sách ra, đem đến quỳ dâng trước tân quân. Ông lần giở Kim sách, tới trang kê 20 chữ viết với bộ “nhật”, theo thứ tự, tìm đến chữ thứ chín (chữ Tuấn), đó là tên mới của vua. Xong, Kim sách được cho vào tráp và khóa lại. Bấy giờ, tân quân tiến đến trước bàn, vái ba vái. Đó là lễ tạ, dấu hiệu buổi lễ chấm dứt.
Ở ngoài sân các quan cũng vái ba vái. Tân quân lui về nghỉ ở điện Quang Minh, các quan cũng giải tán. Các bảo vật được cho vào tủ khóa lại và một hội đồng gồm các đại thần ký giấy niêm phong.
Ngày hôm đó, nhân danh tân quân, triều đình ra tờ chiếu cho quan dân cả nước.
Nghi lễ đăng quang và đóng ấn đầu tiên vào ân chiếu
Theo cuốn sách của Võ Hương An, tổng hợp từ các tài liệu của triều đình Huế và các quan chức Pháp, thì trong ngày 18/5/1916, triều đình thiết đại triều nghi tại điện Thái Hòa để chính thức làm lễ đăng quang cho vua Khải Định.
Tượng vua Khải Định trong lăng của ông.
Mọi việc đều do Bộ lễ chủ trì sắp xếp với sự tham gia của các bộ liên hệ. Tại gian giữa của điện Thái Hòa người ta đặt hai cái bàn màu vàng, và kế đó, đặt hai cái bàn màu đỏ. Các quan Bộ Lễ mang trắp sơn son thếp vàng đựng Kim sách và một cái trắp khác đựng hạ biểu để trên cái bàn vàng thứ hai.
Trên bàn thứ nhất, Nội các mang để một cái trắp đựng cái ấn bằng ngọc, trên có khắc bốn chữ Hoàng đế Ngọc tỉ và một cái kim phụng đồng đựng ân chiếu và trên chiếc bàn đỏ thứ hai là một hộp son dùng để đóng ấn.
Sau các nghi lễ rước vua ra điện Thái Hòa, và các nghi lễ vái lạy phức tạp, một vị quan đọc Hạ biểu - một hình thức diễn văn chúc mừng của triều đình và thần dân đối với nhà vua nhân lễ đăng quang. Sau khi hạ biểu được đọc xong, các quan phụ trách lui về vị trí cũ.
Lúc đó, một viên quan thuộc Bộ Lại bước ra khỏi hàng, quỳ trên lối đi ở giữa, hướng vào điện hô lớn: “Thỉnh dụng ngọc tỉ!” (kính mời dùng ấn ngọc).
Ở trong điện, nghe tiếng xướng đó, hai viên quan Nội các trực sẵn, bước đến cái bàn có ngọc tỉ, mở trắp lấy ngọc tỉ in vào hộp son rồi đóng vào ân chiếu. Ân chiếu này là một tuyên cáo về việc lên ngôi của vua, và công bố niên hiệu mới - Khải Định - cho thần dân được rõ. Cùng lúc với việc đóng ngọc tỉ vào ân chiếu, chín phát ống lệnh nổ vang trước Kỳ đài, báo hiệu một triều đại mới bắt đầu.
Sau lễ đóng ngọc tỷ, lễ đăng quang chính thức hoàn tất. Vua bước xuống ngai, ra khỏi điện Thái Hòa, trở về điện Cần Chánh. Theo chân nhà vua có Khâm sứ Trung kỳ, các quan chức Pháp, các ông hoàng và các vị đại thần. Nhà vua đã cho dọn sẵn một bữa tiệc mừng tại điện Cần Chánh để thết đãi các quan khách cao cấp nhân ngày lễ đăng quang.
Trong khi tại điện Cần Chánh yến tiệc diễn ra thì tại điện Thái Hòa các quan có phận sự đang lo hoàn tất nhiệm vụ còn dang dở. Ngay khi vua vừa quay lưng rời khỏi điện Thái Hòa thì một quan của Nội các đã bưng cái tráp đựng Kim sách và cái tráp đựng hạ biểu giao ngay cho các thị vệ để mang về điện vua ở.
Các quan Bộ Lại sẽ mang các bản phó ân chiếu đến đóng ngọc tỉ rồi mới gửi đi các tỉnh (mỗi tỉnh một bản) để bố cáo cho toàn dân biết một triều đại mới bắt đầu.
Tờ ân chiếu sẽ được quân lính rước trên long đình, có lính tráng cầm lọng và vũ khí theo hầu, đưa ra Phu Văn Lâu, có ban nhạc đi theo tấu mừng. Tại đây, ân chiếu sẽ được niêm yết trong ba ngày, có lính canh gác ngày đêm, để cho toàn thể dân chúng được rõ, sau đó cũng chính hai viên quan cùng quân lính và ban nhạc vừa nói, lại rước ân chiếu đem về giao cho Nội các, theo đúng nghi thức như khi rước đi.
Các quan chức thuộc Bộ Lại và Bộ Lễ được phân nhiệm sẽ phối hợp với nhau chuyển bản sao ân chiếu đến các tỉnh. Khi ân chiếu đến nơi, quan đầu tỉnh phải tổ chức lễ đón mừng ân chiếu một cách long trọng tại hành cung và việc này phải được báo cáo ngay về bộ một cách đầy đủ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ngư dân bất ngờ vớt được khối gỗ ước tính hơn 3.455 tỷ đồng
Nhặt bừa viên đá chặn cửa nhiều thập kỷ, cụ bà đến khi mất cũng không biết mình từng sở hữu báu vật
Chỉ 4 cao thủ có thể đánh bại Cưu Ma Trí trong Thiên Long Bát Bộ: Ba trong đó là sư huynh đệ
Cận cảnh khu mộ 50 tỷ đồng của vợ cũ vị đại gia nổi tiếng nhất Bình Dương
CLIP: Quạ đen phản đòn xuất sắc, hạ gục chim ưng để thoát hiểm
Cao thủ có con mắt tinh tường nhất của Kim Dung: Cả đời nhận 4 đồ đệ, hai trong đó là đệ nhất thiên hạ
Cột tin quảng cáo