Những bí ẩn về bức tượng nhân sư nổi tiếng nhất Ai Cập
Khám phá các triều đại hùng mạnh sụp đổ chỉ vì... “phá gia chi tử” / Chuyện ít biết về điệp viên tình báo trở thành hoa hậu
Trái với quan điểm của người Hy Lạp, hình tượng nhân sư của người Ai Cập có phần đầu là nam giới, tượng trưng cho sức mạnh và trí tuệ, thường được đặt tại lối vào của các đền thờ, kim tự tháp như người giữ cửa.
The Great Sphinx of Giza là tên gọi của tượng nhân sư khổng lồ canh gác cho đền thờ vua Pharaoh Khafre trên cao nguyên Giza, bên bờ Tây sông Nile, Ai Cập, có niên đại khoảng 4.500 năm. Bức tượng nằm ở phía Đông Bắc của khu vực đền thờ và thấp hơn so với các kiến trúc khác trong khu vực.
The Great Sphinx of Giza là biểu tượng của đất nước Ai Cập từ thời cổ đại đến thế giới hiện đại. Nó dài 73,5 mét, rộng 19,3 mét và cao 20,22 mét.
Khi nhìn cận chính diện, kích thước phần đầu và phần thân của tượng khá cân đối nhưng khi nhìn từ xa hoặc từ bên hông thì phần đầu có vẻ nhỏ hơn nhiều so với chiều dài của phần thân.
Do sự thay đổi địa hình đặc trưng của vùng sa mạc, phần thân mình của nhân sư đã nhiều lần bị chôn vùi dưới cát.
Nhiều nhà khảo cổ đặt giả thuyết rằng khi xây dựng Great Sphinx of Giza vị vua Khafre đã tìm địa điểm đặt tượng là một núi đá vôi, sau đó đã ra lệnh cho các thợ điêu khắc và dân chúng sử dụng ngọn núi này để đào một cái hố hình chữ U để cô lập một khối đá hình chữ nhật khổng lồ chính giữa và bắt đầu đẽo tạc khối đá này thành hình dáng nhân sư.
Phần đá dư ra trong quá trình điêu khắc tượng được dùng để xây dựng hai ngôi đền phía trước mặt nhân sư.
Niên đại của tượng nhân sư Great Sphinx of Giza còn nhiều tranh cãi khi đa số các sử gia Ai Cập đều thống nhất với nhau rằng, khuôn mặt ấy có những nét gần nhất với khuôn mặt của vua Pharaoh Khafre.
Và họ cho rằng nó được khởi công trong thời kỳ trị vì của vị vua này ( Khoảng 2500 năm trước Công nguyên). Trong khi một số nhà khảo cổ từ các quốc gia khác lại bác bỏ giả thuyết này khi cho rằng tượng Great Sphinx of Giza đã có trước khi vị vua Pharaoh Khafre tại vị ít nhất khoảng 500 năm trước.
Sự khác biệt về phong cách kiến trúc của tượng Nhân sư so với những công trình xung quanh, sự không cân xứng về mặt tỷ lệ giữa đầu và thân mình cũng làm dấy lên khá nhiều thắc mắc cho các nhà nghiên cứu.
Những nhà nghiên cứu này cho rằng đã có một xã hội cực kỳ phát triển về mặt công nghệ đã từng tồn tại vào thời điểm đó nhưng cũng đồng thời đã biến mất hoàn toàn mà không để lại bất cứ dấu vết nào.
Một giả thuyết khác ít được biết đến hơn về tượng Great Sphinx of Giza của nhà ngoại cảm người Mỹ, Edgar Allan Cayce nói rằng đã thấy một căn phòng bí ẩn có liên quan tới Atlantis bên trong tượng nhân sư.
Bảo vệ quan điểm của mình, một số nhà khảo cổ Ai Cập đã tái khẳng định rằng không có bất kỳ di tích nào trong khu vực thành phố của người chết ra đời trước thời Ai Cập cổ đại và những nghiên cứu địa chấn không cho thấy bất cứ một hang động hay căn phòng bí ẩn nào ở bên trong hay được chôn sâu dưới bức tượng.
Đến nay, chưa có lời giải đáp chính xác về thời điểm xây dựng tượng nhân sư The Great Sphinx of Giza. Và thêm một câu hỏi khó với các nhà khảo cổ đương đại về số phận những phần trên bức tượng này.
Hiện tại Great Sphinx of Giza đã bị mất mũi và râu. Phần râu của tượng Great Sphinx of Giza bị rơi ra đã được tìm thấy và lưu giữ tại Bảo tàng Anh quốc thì sự mất tích của chiếc mũi vẫn còn nhiều tranh cãi.
Một số nhà nghiên cứu cho rằng đạo quân của Napoleon từ nước Pháp đổ bộ sang châu Phi và tràn đến vùng Ai Cập vào những năm 1798, song do không được chào đón của cư dân bản địa, cùng với sự khắc nghiệt của thời tiết vùng sa mạc đã làm cho số quân lính này đòi trở về.
Trong khi đó, một số khác tìm kiếm cuộc dạo chơi đến những tượng nhân sư. Và Great Sphinx of Giza trở thành điểm tập bắn của đội quân viễn chinh và chính điều này đã phá hỏng mũi và râu của pho tượng.
Nhưng những nghiên cứu của Frederick Lewis Norden cho thấy, chiếc mũi này đã biến mất khoảng 50 năm trước khi binh đoàn của Napoleon đặt chân đến đây. Thậm chí, nó có thể đã biến mất từ cách đây vài thế kỷ.
Tuy nhiều giả thuyết và những luận điểm được đặt ra, song đến nay nguyên nhân và thời điểm ra đời của tượng Nhân sư và chiếc mũi của nó vẫn còn là ẩn số.
Chắc chắn người ta cần thêm rất nhiều thời gian để nghiên cứu công trình điêu khắc nhân tạo bằng đá nguyên khối lớn nhất và lâu đời nhất trên thế giới.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ở Việt Nam có một bộ tộc bí ẩn: Không mặc quần áo, dùng 'phép thuật' để tránh thai
Việt Nam có kho báu lớn gấp 8 lần Trung Quốc, 9 lần Ấn Độ, 290 lần Mỹ - là kho báu gì?
Tiết lộ về phong tục của bộ lạc nguyên thủy ở châu Phi: Phụ nữ không bao giờ mặc áo, cả đời không tắm, đàn ông được lấy nhiều vợ
Khi bị đánh vì mắc lỗi, con chó không phản kháng, lý do đằng sau sẽ khiến bạn suy ngẫm
Ngủ dậy, người đàn ông suýt lên cơn đau tim khi chứng kiến khung cảnh hãi hùng này ngay sân nhà
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái