Khám phá

Khám phá các triều đại hùng mạnh sụp đổ chỉ vì... “phá gia chi tử”

Có những ông vua con sau khi lên ngôi đã phá tan sản nghiệp mà ông cha mất công sức cả trăm năm gây dựng, gieo nỗi bất hạnh cho cả một triều đại.

Mỹ nhân khiến Càn Long phải “ôm hận” cả đời / Khỉ đầu chó 'số đen' bị đàn chó hoang xé xác

Đời cha thì cố gắng tạo dựng sự nghiệp, phải chinh chiến ngang dọc mới có được thành tựu nhất định, tạo ra vương triều cho mình. Nhưng đến đời con thì chỉ biết hưởng lạc mà làm mất đi sự gây dựng cả đời của vua cha mình.
Bằng chứng là ngay từ thời xa xưa, trong xã hội phong kiến Trung Quốc còn lạc hậu, “bại gia chi tử” đã nhiều không đếm xuể. Không chỉ có con của các ông quan to, quan nhỏ, ngay cả con vua cũng gia nhập vào nhóm danh sách này.
Có những ông vua con sau khi lên ngôi, chỉ trong vòng chưa đầy 4 năm đã phá tan sản nghiệp mà ông cha mất công sức cả trăm năm gây dựng, gieo nỗi bất hạnh cho cả một triều đại.
Lưu Bị và Lưu Thiền
So với các anh hùng hào kiệt có công lập quốc, Lưu Bị là nhân vật không quá nổi tiếng. Tuy nhiên, để nói về những cặp “cha làm con phá”, thì vì Lưu Thiền quá “xuất sắc”, không thể không đề cập đến trong trường hợp này.
Ảnh minh họa.
Đây chính là ông vua thứ 2 và cũng là ông vua cuối cùng của nhà Thục Hán dưới thời Tam Quốc. Không phải ngẫu nhiên, các nhà sử học Trung Quốc gán cho Lưu Thiện danh hiệu “ông vua dung chủ (ông vua mất nước).
Tình hình càng trở nên bi đát sau khi Gia Cát Lượng qua đời. Ông vua trẻ này không đủ năng lực và mưu trí để nắm quyền điều hành đất nước. Hoạn quan Hoàng Hạo bắt đầu chuyên quyền, nhà Thục Hán dần dần thoái bại.
Sau khi lên thay cha nắm quyền vào năm 223, Lưu Thiện điều hành nhà Thục Hán dưới sự trợ giúp đắc lực của Gia Cát Lượng. Nhưng khi vị Thừa tướng này lục xuất Kỳ Sơn, tiến vào Trung Nguyên thu thắng lợi giòn rã thì ở nhà, Lưu Thiền khiến cơ nghiệp tan tành.
Về sau, nước Ngụy đem quân đánh Thục, Lưu Thiền bất lực đầu hàng, chuyển đến Lạc Dương (đất của nhà Ngụy) sinh sống và được phong làm An Lạc huyện công. Những người con của Lưu Thiện cũng đều được ban chức tước.
Sống nơi đất khách nhưng ông vua của nước Thục Hán này không một chút cảm thấy nhục nhã, xót xa cho bản thân và quê hương mình.
Theo “Hán Tấn Xuân Thu”, dù Lưu Thiền đã sống trên đất Ngụy như Tư Mã Chiêu vẫn rất đề phòng.
Một hôm Chiêu có mời Lưu Thiện đến phủ của mình. Trong buổi tiệc, họ Tư cho cung nữ múa điệu múa ở nước Thục làm rất nhiều quan lại nước Thục trước đây cảm động phát khóc. Nhân đó, Tư Mã Chiêu hỏi Lưu Thiền có còn nhớ đất Thục không.
Không ngờ, ông vua thất thế này vô tư trả lời: Ở đây rất vui. Tôi không còn nhớ gì đến đất Thục nữa.
Đây chính là một cái kết đắng ngắt cho nhà Thục Hán mà Lưu Bị đã phải khổ công xây dựng mới có được.
Tần Thủy Hoàng và Hồ Hợi

Tần Thủy Hoàng một tay gây dựng đế chế hùng mạnh, những hậu thế của ông thì cũng chẳng phải người tài năng gì.
Mặc dù sau đó, Tần Thủy Hoàng bị đánh giá là một ông vua bạo ngược, song hầu như không một ai phủ nhận những thành tích hiển hách, mang tính chất bước ngoặt lịch sử do ông tạo ra.
Từ năm 230 đến năm 221 trước công nguyên, Tần vương trước sau thôn tính 6 nước nhỏ, thành lập nên một đất nước thống nhất, đa dân tộc, duy trì chế độ trung ương tập quyền đầu tiên trong lịch sử Trung Hoa. Đó chính là triều Tần.
Ông là người có công lớn trong việc xây dựng lên bộ máy quan liêu hoàn chỉnh, hình thành nên một mô hình chính quyền phong kiến tồn tại hơn hai nghìn năm tại quốc gia đông dân nhất thế giới.
Tuy nhiên, đời vua thứ 2 của nhà Tần không làm được những điều mà cha ông kỳ vọng. Tần Thủy Hoàng mưu lược bao nhiêu thì Hồ Hợi lại là kẻ bất tài vô dụng và ngang ngược bấy nhiêu.
Không chỉ kém cỏi về mặt trí tuệ, nhân vật lịch sử này còn là một “con rối” điển hình bị vô số quyền thần thao túng. Vì nghe lời của Triệu Cao mà Hồ Hợi cho giết các quan đại thần và các công tử anh em mình, tội lỗi liên lụy đến những viên quan nhỏ hầu hạ nên họ cũng đều bị giết. Các quan tam lang không còn ai sống sót, 6 vị công tử đều bị giết ở đất Đỗ. Cả tông thất run sợ, quần thần ai ngăn cản thì phạm tội phỉ báng. Các quan đại thần thì lo giữ lộc để được yên thân, còn nhân dân thì sợ hãi.
Trong khi đó về phía người dân, sự cai trị của Hồ Hợi chỉ đem đến cho họ những bất hạnh bởi tô thuế nặng nề, lao dịch triền miên. Thực tế này đã làm bùng nổ các cuộc khởi nghĩa rộng rãi mà tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa của Trần Thắng, Ngô Quảng.
Bi kịch của Hồ Hợi xuất phát từ cái đầu rỗng tuếch, hoàn toàn không có chính kiến, không có lập trường của ông ta.
Cùng với việc loại trừ không thương tiếc các đối thủ, “bại gia chi tử” của dòng họ Tần đã đồng thời nhào nặn nên một mối họa lớn đến cho cả triều đại – đó chính là tên hoạn quan thú tính Triệu Cao.
Không thu phục được lòng dân, Hồ Hợi ắt phải hứng kết cục đau đớn. Chỉ trong vòng 3 năm sau khi nắm quyền, ông vua con của Tần Thủy Hoàng đã chính thức phá nát gia nghiệp mà phụ thân dày công xây dựng. Hồ Hợi ở ngôi được 3 năm, lúc đó 24 tuổi. Triệu Cao lập Tần Tử Anh lên ngôi vua, nhưng chỉ 46 ngày sau thì Lưu Bang tiến vào Hàm Dương, nhà Tần đến đó là sụp đổ sau 15 năm tồn tại
Dương Kiên và Dương Quảng
Dương Quảng là con thứ 2 của người khai lập ra nhà Tùy - Tùy Văn Đế Dương Kiên. Cũng như hai triều đại trên kết cục cũng là do các hậu thế phá hỏng.
Tùy Dạng Đế là một ông vua hoang dâm, loạn luân, vô liêm sỉ, từ khi lên làm vua đến lúc bị xử tử. Trong 14 năm trời cầm quyền, Tùy Dạng Đế xa xỉ vô độ và tàn bạo, ông là một trong những bạo chúa nổi tiếng nhất trong lịch sử Trung Quốc.
Sau khi lên ngôi hoàng đế, quyền hành nằm trong tay, không kiêng kỵ việc gì, thích gì làm nấy.
Sự tàn bạo của Tùy Dạng Đế chủ yếu biểu hiện ở việc bóc lột nhân dân vô hạn độ để thỏa mãn dục vọng ngông cuồng của mình. Vừa mới lên làm vua, Tùy Dạng Đế đã huy động hàng triệu nhân dân để xây dựng đông đô Lạc Dương, vườn Tây uyển- có chu vi 200 dặm, trong vườn có hồ, núi non, lầu gác...
Thời kỳ Tùy Dạng Đế trị vì, nông dân nổi dậy khởi nghĩa khắp mọi nơi. Vương Bạc dẫn dân chúng khởi nghĩa ở núi Trường Bạch, quân khởi nghĩa ở Hà Bắc do Đậu Kiến Đức lãnh đạo, quân khởi nghĩa ngọa cương triều nhà Tùy sắp đến thời kỳ sụp đổ. Tùy Dạng Đế lúc bấy giờ bắt đầu lo lắng.
14 năm sau khi giành giật được ngai vàng từ tay cha đẻ, vào năm 618, Tùy Dạng đế bị Vũ Văn Hóa Cập sát hại tại Giang Đô. Nhà Tùy chính thức diệt vong sau 38 năm thống trị (581-619).
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm