Những bi kịch trong cuộc đời Kim Dung
Những nhân vật phản diện "khét tiếng" trong phim kiếm hiệp Kim Dung / Những cuộc tỷ thí nổi tiếng trong tiểu thuyết Kim Dung, Cổ Long
Sự nghiệp sáng tác của Kim Dung, từ năm 1955-1972 ông đã viết tổng cộng 15 cuốn tiểu thuyết. Sự nổi tiếng của những bộ truyện đó khiến ông được coi là người viết tiểu thuyết võ hiệp thành công nhất. 300 triệu bản in (chưa tính một lượng lớn những bản lậu) đã đến tay độc giả của Trung Hoa đại lục, Hong Kong, Đài Loan, châu Á và đã được dịch ra các thứ tiếng như: Việt, Hàn, Thái, Anh, Pháp, Indonesia… Tác phẩm của ông đã được chuyển thể thành phim điện ảnh, truyền hình, trò chơi điện tử… Các cuốn tiểu thuyết kiếm hiệp nổi tiếng nhất của ông có Anh Hùng Xạ Điêu, Thần Điêu Đại Hiệp, Ỷ Thiên Đồ Long Ký, Lộc Đỉnh Ký, Tiếu Ngạo Giang Hồ, Thiên Long Bát Bộ…

Nhà văn Kim Dung.
Kim Dung trải qua ba cuộc hôn nhân trong cuộc đời của mình. Người vợ đầu là Đỗ Trị Phân - thiếu nữ khuê các; người vợ thứ hai là Chu Mai - phóng viên năng động; người vợ thứ ba là Lâm Lạc Di - nhân viên phục vụ. Ông có bốn người con, hai trai hai gái. Con trai lớn Tra Truyền Hiệp (đã qua đời), con thứ Tra Truyền Thích cùng 2 cô con gái Tra Truyền Thi và Tra Truyền Nột. Cả bốn người đều là con Kim Dung với người vợ thứ hai – Chu Mai. Các con của tiểu thuyết gia này đều không ai theo nghiệp văn chương.
Kim Dung rất yêu người vợ đầu, nhưng đáng tiếc những năm tháng sống ở Hong Kong ông đã quá bận rộn không thể ở bên và chăm sóc vợ mình. Bà đã không chịu được cảnh sống lạnh lẽo khi chồng mình thường xuyên không ở cạnh, nên đã quyết định về nhà mẹ đẻ và cương quyết đòi ly hôn năm 1951.
Kim Dung và Chu Mai đã vất vả mưu sinh, chuẩn bị thành lập tòa soạn Minh báo (Hong Kong). Sau khi Minh báo phát triển rực rỡ cùng nhiều ấn phẩm cũng là lúc tình cảm của hai người bị rạn nứt. Kim Dung đã phải lòng một người phụ nữ khác và cương quyết ly hôn sau 23 năm chung sống.

Kim Dung và người vợ thứ 3.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đại tá Bùi Quang Thận – Người cắm cờ giải phóng trên nóc Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975
CLIP: Mãn nhãn trước màn tử chiến gay cấn của rắn hổ mang chúa và trăn gấm
CLIP: Cho sư tử ăn, người quản thú bất ngờ bị chúa sơn lâm tấn công và cái kết 'thót tim'
Cách Hà Nội 50 km có một ngôi chùa trăm tuổi 'dát vàng' nằm cánh đồng làng được nhiều du khách ghé thăm
Đây là 3 dòng sông chảy ngược nổi tiếng ở Việt Nam, thậm chí có sông được gọi với biệt danh 'Nghịch hà'
CLIP: Bị đàn cá sấu vây hãm, linh dương đầu bò vẫn có màn 'lội ngược dòng' khó tin