Những bí mật phía sau vùng đất đặc biệt không quốc gia nào muốn nhận
Trận chiến không cân sức giữa rắn nâu với đại bàng và cái kết được dự báo trước / Không tự lượng sức, sư tử bị voi đuổi 'chạy mất dạng'
![](https://media.doanhnghiepvn.vn/Images/Uploaded/Share/2020/08/29/vung-dat-26a.jpg?format=webp)
Bir Tawil là một trong những vùng đất hoang vu nhất của khu vực Bắc Phi. Nơi này chủ yếu là cát và đá, không có đường xá, khu cư dân sống ổn định hay tài nguyên thiên nhiên. Người ngoài nhìn vào thì cho rằng, việc tuyên bố chủ quyền ở khu vực này chẳng đóng góp gì vào nền kinh tế. Nhưng đó chỉ là một nửa câu chuyện.
![Những bí mật phía sau vùng đất đặc biệt không quốc gia nào muốn nhận - 2 Một số du khách tới đây và cắm cờ tự chế](https://media.doanhnghiepvn.vn/Images/Uploaded/Share/2020/08/29/Nhung-bi-mat-phia-sau-vung-dat-dac-biet-khong-quoc-gia-nao-muon-nhan_2.jpg?format=webp)
Nằm cạnh Bir Tawil là một khu vực rộng hơn nhiều - Hala'ib. Nơi này cũng chỉ toàn đá và cát, nhưng lại giáp với biển Đỏ - nơi dẫn ra thế giới. Do vậy nó có giá trị hơn. Cả Ai Cập và Sudan đều muốn sở hữu Hala'ib. Chính vì lý do này, 2 quốc gia không bên nào muốn “nhận trước” Bir Tawil, bởi vô hình chung khu đất Hala'ib sẽ bị chia nhỏ hơn.
![Những bí mật phía sau vùng đất đặc biệt không quốc gia nào muốn nhận - 3 Du khách người Mỹ cắm cờ gia đình](https://media.doanhnghiepvn.vn/Images/Uploaded/Share/2020/08/29/Nhung-bi-mat-phia-sau-vung-dat-dac-biet-khong-quoc-gia-nao-muon-nhan_3.jpg?format=webp)
Sự việc bắt đầu từ năm 1899 khi Anh Quốc nắm giữ quyền lực trong khu vực, đã ký một thỏa thuận với Ai Cập cùng quản lý Sudan tạo ra khu vực chung là Sudan Anh Ai Cập. Cũng trong cùng năm này, người Anh đo đạc và vẽ tại kinh độ 22 một đường biên giới phía bắc Sudan. Theo đó, Ai Cập sẽ kiểm soát vùng Hala'ib, còn Sudan kiểm soát Bir Tawil. Tuy nhiên, đến năm 1902, một đường biên giới khác được thiết lập. Vùng này đặt dưới quyền kiểm soát của Ai Cập. Còn vùng Hala'ib giao cho Sudan dựa trên đặc điểm cư dân trong vùng.
![Những bí mật phía sau vùng đất đặc biệt không quốc gia nào muốn nhận - 4 Những bí mật phía sau vùng đất đặc biệt không quốc gia nào muốn nhận - 4](https://media.doanhnghiepvn.vn/Images/Uploaded/Share/2020/08/29/Nhung-bi-mat-phia-sau-vung-dat-dac-biet-khong-quoc-gia-nao-muon-nhan_4.jpg?format=webp)
Vấn đề nảy sinh khi Ai Cập và Sudan giành độc lập sau này. Khi đó, Ai Cập khẳng định đường biên giới năm 1899 còn Sudan cũng thể hiện chủ quyền lãnh thổ ở đường biên giới 1902. Vùng Hala'ib là nơi mang nhiều giá trị kinh tế hơn, lại có diện tích lớn gấp 10 lần Bir Tawil , đều được 2 nước khẳng định chủ quyền. Trong khi đó, Bir Tawil lại bị cả 2 quốc gia từ chối, đồng thời trở thành vùng đất không được bất cứ nơi nào thừa nhận.
Dù bị các quốc gia từ chối, nhưng Bir Tawil lại được một du khách người Mỹ mang tên Jeremiah Heatton tới đây cắm cờ tự chế, tuyên bố thuộc lãnh thổ của riêng mình. Năm 2014, một du khách khác có tên Dmitry Zhikharev cũng tới đây và cắm một lá cờ Nga. Hay một doanh nhân Ấn Độ, ông Suyash Dixit tới Bir Tawil cắm cờ riêng vào năm 2017.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
![Ngôi nhà sàn gỗ lim 'khủng' nhất Việt Nam: Chi phí 200 tỷ, thuê hơn 10.000 công thợ, xây trong vòng 4 năm](https://media.doanhnghiepvn.vn/Images/Uploaded/Share/2025/02/06/882nha-san.jpg?format=webp&mode=crop&width=190&height=107)
Ngôi nhà sàn gỗ lim 'khủng' nhất Việt Nam: Chi phí 200 tỷ, thuê hơn 10.000 công thợ, xây trong vòng 4 năm
CLIP: Rắn phì châu Phi có phản ứng 'sốc' khi đụng độ cua
Sự tích thú vị về Thần Tài, lý do đặt tỏi lên ban thờ Thần Tài giúp chiêu tài, giải vận xui
CLIP: Đối đầu với rắn hổ mang, loài rắn được mệnh danh là 'cỗ quan tài sống' vẫn phải trả giá bằng cả tính mạng
Loài rắn hổ mang chúa mới được tìm thấy ở Đông Nam Á đã vào ngay Sách Đỏ: Phá vỡ "định kiến" 200 năm
Đây là danh tướng sở hữu có chỉ số IQ cao nhất Tam Quốc: Là kỳ phùng địch thủ của Gia Cát Lượng, lừa được cả Tào Tháo, xuất thân hiển hách