Khám phá

Những bộ xương bí ẩn và rắn có mào ở Tràng An (Phần 3)

Ông Nguyễn Văn Son, chủ khu du lịch Tràng An Cổ và cũng là cha đẻ của khu du lịch Tràng An (Ninh Bình) nổi tiếng Việt Nam bây giờ cho biết, ông gặp vô số điều lạ lùng, bí ẩn ở khu vực Tràng An.

Chuyện bí ẩn ở "trận đồ trấn yểm" Tràng An (Phần 1) / "Trận đồ" Tràng An: Vùng đất 1.000 năm oan khiên (Phần 2)

Kỳ 3: Bộ xương bí ẩn và rắn có mào

Ông Nguyễn Văn Son, chủ khu du lịch Tràng An Cổ và cũng là cha đẻ của khu du lịch Tràng An (Ninh Bình) nổi tiếng Việt Nam bây giờ cho biết, ông gặp vô số điều lạ lùng, bí ẩn ở khu vực Tràng An.

Vào năm 2005, trong quá trình đi thám hiểm, ghi chép lại các hang động, viết dự án, để giới thiệu sản phẩm du lịch, ông đã gặp một con rắn có mào.

Hồi trẻ, ông thường vào hang Bói săn sơn dương. Hang đó có nhiều vỏ ốc, nghĩ có người xưa ở, nên đưa vào làm điểm tham quan sẽ thú vị. Chính tại hang này, mới đây, các nhà khảo cổ đào hố thám sát, đã phát hiện bộ xương người có tuổi khoảng 7.000 đến 10.000 ngàn năm.


Ông Son chèo thuyền chở PV đi tìm hiểu về Tràng An

Rắn mào và cua vàng

Ở cửa hang có một tảng đá, khá giống cái ngai vàng. Ông Son cùng một nhóm đi vào hang Bói. Ông dựng tóc gáy khi thấy trên tảng đá hình ngai ấy có 2 con rắn vắt vẻo. Một con màu đỏ, thân to, đầu có mào. Một con màu xanh, nhỏ hơn, nằm uốn khúc, gối đầu lên lưng con đỏ.

Ông Son chợt nhớ lại lời các cụ kể, khi xưa khi các cụ ở Tràng An vào chỗ hang Bói khai thác gỗ sửa đền vua Đinh, đã từng gặp rắn có mào.

Ông Từ Khấu, người phụ trách xẻ gỗ trong rừng, đã bắt gặp con rắn lạ này. Ông đặt chiếc mâm đồng, con rắn bò vào. Các cụ nghĩ “thần” về, nên đưa rắn mào vào hậu cung làm lễ cúng bái. Cúng xong, rắn biến mất, không ai nhìn thấy nữa.

tràng an

Con rắn có mào ông Son quay được ở hang Bói (Ảnh chụp lại từ video)

Ông Son nghe chuyện rắn có mào nhiều, nhưng không tin. Khi đó, trước mắt mình là một con rắn có mào trên đầu thực sự, khiến ông dựng tóc gáy. Trấn tĩnh lại, ông Son chạy về nhà lấy máy quay phim.

 

Lúc ông gặp rắn là 10 giờ sáng, ông chạy về nhà làm lễ cúng bái, rồi quay lại lúc 4 giờ chiều. Điều kinh ngạc là cặp rắn vẫn nằm đó. Ông Son đứng từ xa zoom lại, quay rõ hình ảnh con rắn có mào, loài rắn tưởng như chỉ có trong huyền thoại.

Quay xong, hai con rắn ngọ nguậy, rồi trườn lên núi và biến mất. Cặp rắn vừa trườn đi, ông Son lại nghe thấy tiếng rinh rích như gà con.

Lần theo tiếng kêu lạ, ông Son phát hiện một con cua rất to, màu vàng, chưa từng thấy bao giờ. Ông nhấc cua lên ngắm nghía, nó vẫn phát ra tiếng kêu rinh rích. Nghĩ chuyện lạ, ông thả con cua ra, rồi về.

tràng an

Con cua vàng có tiếng kêu rinh rích như tiếng gà

Quả thực, nghe chuyện rắn có mào, tôi không tin lắm, vì chẳng ai nhìn thấy rắn có mào bao giờ, mặc dù loài rắn thành tinh này ở làng quê nào cũng được nghe kể. Các nhà khoa học khẳng định, một số loài rắn có râu ở mũi, nhìn thoáng qua tưởng là mào, nhưng thực ra không phải.

Để chứng minh điều mình nói, ông Son mở tủ lấy ra chiếc đĩa mà ông bảo quản rất cẩn thận cho tôi xem. Quả thực, trong hình, rõ ràng là con rắn có mào, mặc dù cái mào không lớn lắm.

 

Những bộ xương bí ẩn

Sau khi dự án du lịch Tràng An được lập, ông Nguyễn Văn Son cùng người em trai là đại gia Nguyễn Xuân Trường vào cuộc nạo vét sông ngòi, hang động, thung lũng để xây dựng Tràng An.

Khi nạo vét lớp bùn ứ đọng trong một hang động ngay cạnh huyệt mạch sông Sào Khê, đã phát lộ một bộ xương còn khá nguyên vẹn. Bên thi hài có 3 sâu tiền cổ niên đại thế kỷ thứ 7 đến thứ 10, là tiền Tùy – Đường.

tràng an

Bộ xương nguyên vẹn của người con gái đào được trong hang. Ông Son tin rằng, người xưa đã yểm thiếu nữ này

Đầu bộ xương gối lên các tấm gỗ tiện tròn rất cầu kỳ. Các nhà khảo cổ đã về xem xét. Bộ răng còn nguyên vẹn, chưa mòn chứng tỏ đây là người trẻ. Các nhà khảo cổ đều khẳng định đây là người con gái, dáng cao, mảnh, rất đẹp, tuổi chỉ độ 17-18.

Ông Son đã làm lễ chu đáo, an táng người thiếu nữ này ra nghĩa địa làng.
Tham khảo một số chuyên gia phong thủy, ông Son tin rằng, người con gái này đã bị yểm trong hang.

Nạo vét xong hang động, thì việc nạo hút sông Sào Khê bắt đầu tiến hành. Dự án nhà nước về nạo vét sông đã có, nhưng không biết bao giờ mới được giải ngân, nên công ty bỏ tiền làm trước.

 

Có tới 150 chiếc máy hút bùn được huy động, rải dọc sông Sào Khê đoạn chảy qua Tràng An.

tràng an

tràng an

Khu vực cửa hang Luồn có hàng trăm bộ xương người

Một lần, chiếc máy hút bùn trục trặc, ông Son sai công nhân nhảy xuống sông mò mẫm xem có vật gì lọt vào ống hút. Công nhân này xuống mò, nhấc lên chiếc đầu lâu. Anh này mò tiếp, thì vớt được nguyên bộ xương người.

Từ bấy, ông Son rút kinh nghiệm, hễ máy đang hoạt động trơn tru, mà gặp dị vật bít ống hút, thì sai người xuống mò mẫm dưới lớp bùn, thể nào cũng kiếm được xương người.

Theo ông Son, dưới dòng Sào Khê, chỗ nào có xương người, y rằng đã bị trấn yểm, vì xung quanh chỗ có xương người thường có nhiều vật lạ khác.

 

Một ngày tháng 7, trời mưa sụt sùi, ông Son sai người làm mấy mâm lễ lớn, vừa cúng bái vừa khao chúng sinh ngay trên sàn con tàu hút bùn.

Khi công nhân lấy lên vô số vật lạ, ông Son đã tin rằng đào phải trận pháp trấn yểm, nên đã cúng bái, rồi sai công nhân khoanh vùng, nạo vét lòng sông bằng thủ công.

Công nhân tiến hành đắp bờ, tát nước, móc từng nắm bùn đoạn sông Sào Khê để tìm kiếm thông tin. Giữa một đống di vật lạ, công nhân đã lôi lên được một chiếc đầu lâu.

tràng an

Ông Son đã cải táng hàng trăm bộ xương khai quật được từ sông Sào Khê vào nghĩa địa này

Có lẽ, do nằm rất sâu dưới lòng đất, trong tình trạng yếm khí, vi khuẩn không hoạt động được, nên hộp sọ được bảo quản rất tốt, còn rất nguyên vẹn.

Một số nhà khảo cổ, nhân chủng học tìm về và khẳng định hộp sọ to, đẹp, cân đối, thể hiện đây là một người thông minh, khỏe mạnh, thậm chí là một vị tướng.

 

Điều lạ lùng là lại chỉ phát hiện hộp sọ dưới lòng sông, còn xương cốt bộ phận khác lại không có. Ông Son đã huy động mấy chục công nhân, mở rộng diện đào bới, tuy nhiên, tìm kiếm suốt một tuần không thấy thêm mẩu xương nào.

Tin rằng, chiếc đầu lâu này của vị tướng, nên ông Son sai người an táng rất chu đáo. Khi đó, một đội chuyên phục vụ án táng, di chuyển hài cốt được thành lập.

Theo lời ông Son, họ mua tiểu sành, vải liệm màu đỏ. Đích thân ông đã cúng cho oan hồn này. Cúng xong, đội an táng đưa ra nghĩa địa chôn ở vị trí đã chọn sẵn. Sau này, một số người đi xem tâm linh, đã nhận thủ cấp ấy là của tổ tiên mình, tức tướng Nguyễn Bặc.

Đã có cả trăm bộ xương được moi lên từ lòng sông Sào Khê, đoạn cửa hang Luồn được án táng vào một khu vực mà ông Son xây dựng, trong nghĩa địa làng Tràng An.

Còn tiếp…

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm