Những cái hôn trong thế giới động vật
Sự thật về loài động vật hiếm hoi có khả năng quang hợp / 9 hòn đảo động vật thú vị trên thế giới
Từ thời xa xưa, bồ câu gắn liền với 2 khái niệm cao quý là tình yêu và hoà bình. Chẳng thế, khi những bạn trẻ yêu nhau, họ thường gọi nhau bằng “con bồ câu của anh” và “con bồ câu của em”. |
Những con sóc cỏ sống ở Vườn thú Hannover (LB Đức) thể hiện tình cảm âu yếm đâu có gì khác với những con người. Chúng hôn nhau. |
Chẳng cứ “hôn là gắn đôi môi vào nhau”. Vẹt không có môi đâu, song những chiếc mỏ rất rắn cũng là một công cụ thể hiện tình cảm . Hai cặp mỏ khoá vào nhau khi gặp gỡ cũng như khi nàng sinh cho chàng những quả trứng để duy trì “dòng họ”. |
Các nàng chim cánh cụt hình như rất “chính chuyên” và không hề dễ dãi trong “chuyện ấy”. Để đi đến hôn nhân, chàng phải tán tỉnh hàng tháng trời và thực hiện những động tác hôn điêu luyện. |
Sư tử biển kiếm ăn giữa biển khơi nhưng đến mùa sinh đẻ thì lên cạn sống vay yêu – các đảo đá hoặc rạn san hô. Trông cặp sư tử biển áp má hôn nhau, tưởng đâu họ chỉ biết có nhau. Nhưng không! Gã sư tử biển đực này sở hữu cả một hậu cung gồm nhiều thê thiếp. |
Các nhân viên Vườn thú Kathmandu (Nepal) đã chụp được hình cặp tê giác tỏ tình với nhau trong tuần trăng mật (í, cả tháng cơ đấy!). Hoá ra những chiếc sừng trên mũi chẳng hề ngăn cản chúng hôn nhau. |
Tuy nhiên hôn không chỉ là biểu tượng của tình yêu trai gái. Chiếc hôn của gấu Bắc cực mẹ có tên là Catherine ở Vườn thú Rotterdam (Hà Lan) là để dành cho chú gấu nhỏ xinh vừa mới ra đời. |
Không những thế, còn cách thể hiện tình cảm giữa các cá thể không cùng loài. Đó là tiếng nói chung để hiểu nhau. Chú chó Đức sống trong một trang trại gần Vườn thú ở Captown (Nam Phi) được bọn sư tử con nhận làm “sếp” và cái hôn lúc này tỏ sự phục tùng của “hiền đệ” trước “đại ca”. |
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
CLIP: Con non bị sư tử tấn công, trâu rừng kéo theo '500 anh em' tới giải cứu và cái kết
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?
CLIP: Kinh hoàng trước cảnh người huấn luyện bị đàn sói tấn công dữ dội
CLIP: Chó đóng vai người hòa giải, 'tung chiêu' ngăn hổ và sư tử cắn nhau nhưng cái kết mới gây chú ý
Thời xưa có nạn đói phải ăn rễ cỏ, nhai vỏ cây, nhưng tôm cá dưới sông đầy tại sao không ăn?