Những chiến binh cuối cùng của bộ tộc săn đầu người: "Rửa tay gác kiếm" vẫn muốn giữ giá trị
Thành phố biến mất tiết lộ sự "bốc hơi" bí ẩn của bộ tộc 20.000 dân / Bộ tộc dùng nước tiểu và phân bò nhưng quyết không ăn thịt chúng
Bộ lạc săn đầu người một thời lẫm liệt
NgườiKonyak chủ yếu sống tạibang Nagaland, Ấn Độ, đã từng reo rắc nỗi sợ hãi cho nhiều bộ tộc sống xung quanh, bởi hầu hết ngườiKonyak đều là những chiến binh chặt đầu kẻ thù mang về làm chiến lợi phẩm. Thế nhưng hiện nay, không còn nhiều ngườiKonyak sinh sống trên trái đất nữa.
Bộ lạcKonyak không được thế giới biết tới cho đến tận khi thực dân Anh tràn vào Ấn Độ. Cũng từ sau đó, bộ tộcKonyak được coi là bộ tộc đáng sợ nhất thế giới. Hiện nay, bộ tộc này còn khoảng 320.000 người sống trên trái đất. NgườiKonyak có truyền thống chặt đầu kẻ thù đem về làm chiến lợi phẩm để khoe với dân làng. Chiến binh nào càng chặt được nhiều đầu người thì càng thể hiện được sức mạnh, được nhiều người nể phục.
Bộ tộcKonyak có một phong tục dành cho nam thanh niên chuẩn bị bước vào độ tuổi trưởng thành, đó là kéo nhau tới những bản làng khác để thách đấu. Phần thưởng cho người chiến thắng đương nhiên là vinh quang, còn kẻ thua cuộc sẽ bị chặt đầu. Chính vì vậy, ngườiKonyak trở thành nỗi khiếp sợ của những ngôi làng xung quanh.
NgườiKonyak tin rằng đầu người là một uy lực thần bí, sẽ đem lại cho họ cuộc sống thịnh vượng, may mắn và đặc biệt có ích cho cây trồng địa phương. Cứ mỗi khi đem được một đầu người về trình diện, một ngườiKonyak sẽ được xăm thêm một hình lên mặt. Người càng nhiều hình xăm thì càng dũng mãnh và đương nhiên cũng càng đáng sợ.
Tuy nhiên, ngườiKonyak không phải là những kẻ sát nhân máu lạnh, họ có những quy tắc bắt buộc phải tuân thủ.Một chiến binh Konyak không được phép bạ kẻ nào chặt đầu kẻ đó, mà phải là người mạnh nhất của cộng đồng khác. Trước khi lấy thủ cấp của đối thủ, ngườiKonyak phải tuần tự đưa ra lời thách đấu, đánh tay đôi một cách công bằng. Nếu thua cuộc, một chiến binhKonyak cũng sẵn sàng đánh đổi tính mạng của mình.
Mặc dù đây là truyền thống lâu đời nhưng không thể phủ nhận việc chặt đầu người của bộ tộcKonyak lá quá tàn bạo và man rợ. Do đó kể từ năm 1935, chính phủ Ấn Độ đã cấm phong tục này. Phải sau hơn 30 năm, tục chặt đầu người mới dần được loại bỏ. Hiện nay, không còn nhiều chiến binhKonyak thực sự sống trên trái đất và tất cả họ đều đã già.
Từ những năm 1960, ngườiKonyak chuyển dần sang Cơ đốc giáo. Từ những năm 1970, hủ tục chặt đầu người kết thúc hẳn. Nếu thế hệ những chiến binhKonyak ngày nay ra đi, điều đó có nghĩa là không còn bất cứ chiến binh chặt đầu người nào còn sống nữa.
"Rửa tay gác kiếm" nhưng vẫn muốn lưu giữ truyền thống
Tò mò với cuộc sống của những chiến binh Konyak cuối cùng, nhiếp ảnh giaTrevor Cole đã không quản ngại đường xa đi đến vùng núi của bangNagaland để chụp bức ảnh về bộ tộc này. Thực chất, bộ tộc Konyak không chỉ có tục chặt đầu người mà còn nhiều khía cạnh văn hóa vô cùng độc đáo khác nhưtục xăm mình, hát dân ca, ngâm thơ cổ truyền, ngay cả thời trang của họ cũng rất ấn tượng.
Cô Phejin Konyak, 35 tuổi, một hậu duệ Konyak, cho biết: "Mỗi họa tiết là một đại diện cho cá tính, cuộc đời của một người". Không chỉ có những chiến binh Konyak mới được xăm mình mà người bình thường cũng xăm để làm đẹp. Dụng cụ xăm của họ thường là dây mây và nhựa cây.
Ngày nay, nhiều ngườiKonyak đã chuyển qua mặc quần áo như người hiện đại, hoặc có nhiều chi tiết giống người hiện đại. Tuy nhiên, họ vẫn giữ được những bẳn sắc riêng. NgườiKonyak thích xỏ khuyên rất to ở mũi và tai. Họ cũng đeo nhiều chiếc vòng màu sắc được làm từ gỗ và bạc.
CôPhejin cho biết, việc chấm dứt tục chặt đầu người là rất tốt nhưng nó cũng kéo theo sự biến mất của nhiều giá trị truyền thống khác. Vì muốn lưu giữ bản sắc của bộ tộc mình, côPhejin đã dành nhiều năm để sao chép hình xăm, các làn điệu dân ca và những câu chuyện thú vị.
"Giá như chúng ta có thể sàng lọc và giữ lại những gì tốt đẹp, sau đó hòa trộn chúng với lối sống mới.Tôi nghĩ chúng tôi cần phải có một sự cân bằng. Dù chúng tôi không thể để mình bị cô lập, phải thích nghi với thay đổi để sinh tồn. Nhưng nếu đánh mất đi bản sắc, thì sự thích nghi ấy còn có ý nghĩa gì nữa không?", côPhejin chia sẻ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bằng chứng hiếm có về tục lệ ăn thịt người thời cổ đại
5 loại gỗ đắt nhất thế giới: Việt Nam có 1 loại nổi tiếng khắp thế giới, giá 2,3 tỷ/kg
Rùng mình tục lệ ăn thịt người chết ở rừng Amazon
Khai quật lăng mộ lãnh chúa 1.200 tuổi chứa đầy vàng ở Panama
Loài chó ‘biết hát’ cực kì quý hiếm hồi sinh sau 50 năm tưởng đã tuyệt chủng
CLIP: Cảnh tượng đáng kinh ngạc, bọ ngựa tóm gọn chim ruồi trong chớp mắt