Những công việc quái dị của thợ cạo tóc thời trung cổ
Hình phạt thảm khốc dành cho dâm phụ Trung Hoa cổ đại / Top 10 sự thật ít biết về Ai Cập cổ đại
1. Đổ dầu sôi vào vết đạn bắn
Trước khi người ta nhận ra phương pháp này điên rồ tới mức nào, thợ cạo thời trung cổ vẫn thường dùng dầu đổ vào vết thương đạn bắn để sát trùng. Trong một trận chiến ở Turin thế kỷ 16, người ta còn “phát triển” phương pháp này vì không đủ dầu: họ trộn lòng đỏ trứng, dầu hoa hồng và nhựa thông vào để nấu sôi lên. Lạ lùng là, họ cảm thấy cách này hiệu quả hơn dầu sôi nhiều.
2. Trích máu
Thay máu, trích máu là một phương pháp thường dùng của các thầy lang thời xưa. Người ta từng tin rằng nó có thể chữa bách bệnh, vì thế cách này được các thợ cạo sử dụng thường xuyên. Thời xưa, người ta còn tin rằng trích máu ra khỏi cơ thể có thể tăng cường trí nhớ, sạch ruột, cải thiện sức khỏe, loại bỏ chất độc.
Dù cách này có thể gây chết người, nhưng nó vẫn được dùng để chữa bệnh phổi vào thế kỷ 20.
3. Quảng cáo bằng máu người
Thời trung cổ, những thợ cạo phải tìm cách quảng bá cho hình ảnh của mình, đặc biệt là khả năng trích máu. Vậy nên họ thường đặt một cái bát máu người trước cửa hàng của mình. Máu sẽ đông lại và bốc mùi hôi thối, kinh tởm. Nhiều người khiếp sợ cảnh tượng này đến nỗi nhà chức trách ở London đã phải ra lệnh cấm thợ cạo bày biện máu như vậy.
4. Gội đầu bằng nước tiểu
Nước tiểu từng được dùng để làm chất tẩy rửa, thậm chí tới ngày này. Tới người La Mã cũng từng dùng nước tiểu để giặt rửa, vì chất ammonia có bên trong. Với các thợ cạo thời trung cổ, họ sử dụng nước tiểu cũ để làm dầu gội đầu cho khách hàng.
5. Phẫu thuật sỏi thận nơi công cộng
Trước đây từng tồn tại thuật ngữ “buổi diễn phẫu thuật.” Thay vì các nhà ảo thuật gia, người trình diễn là những thợ cạo. Họ sẽ phải phẫu thuật loại bỏ sỏi thận, và sẽ có nhiều khá giả đến xem. Có tour diễn từ thành phố này tới thành phố khác, chỉ với một chiếc bàn thạch cao đặc biệt, họ sẽ biểu diễn trước mắt công chúng tài năng của mình và quảng bá hình ảnh.
6. Dùng chất độc gây mê
Thợ cạo thời trung cổ đôi khi phải thực hiện các buổi phẫu thuật cần đến gây mê, và vì thế họ tạo ra chiếc “bọt biển gây mê”. Nó là một miếng bọt biển được tẩm chloroform,cùng vài thành phần như hoa anh túc, sâm độc, tường vi, và một số loại thảo dược khác. Miếng bọt biển sẽ được tẩm các nguyên liệu này rồi phơi khô.
Khi cần tới gây mê bệnh nhân, thợ cạo sẽ lấy bọt biển để nhúng vào nước và đặt lên mũi người bệnh. Họ sẽ ngất đi và thợ cạo tiến hành phẫu thuật.
7. Giải phẫu cơ thể người
Thợ cạo ngày xưa thường thuộc tầng lớp thấp, không có bằng cấp như những người được giáo giục cẩn thận. Vì vậy họ phải làm những công việc máu me, gớm ghiếc như giải phẫu xác người. Khi được nhận lệnh của các nhà khoa học hay bác sĩ, họ sẽ phải tự mình thực hiện công đoạn mổ xẻ. Thêm vào đó, vì không có kiến thức nên cách duy nhất để họ hoàn thành công việc là nhận được chỉ dẫn từng bước một.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ