Những cung điện cổ xưa đẹp nhất Indonesia
Ngắm “cung điện mùa hè” Di Hòa Viên đẹp như mơ giữa mùa đông băng giá / Sửa cung điện, phát hiện cô gái tóc vàng bị giấu dưới sàn 7 thế kỷ
Cung điện Yogyakarta
Nằm trong một khu rừng banyan tươi tốt xinh đẹp ở thành phố Yogyakarta, cung điện này được xây dựng lần đầu tiên vào những năm 1700 cho gia đình hoàng gia Yogyakarta. Kể từ đó, cung điện đã bị tàn phá rồiđược xây dựng lại nhiều lần. Khu phức hợp này vẫn đóng vai trò là một tòa nhà thuộc chính quyền địa phương và khách du lịch có thể ghé thăm một số phần của cung điện cổ, bao gồm cả bảo tàng chứa đầy các cổ vật.
Cung điện Hoàng gia Ubud (Puri Saren Agung)
Cung điện tinh xảo với kiến trúc đặc trưng của Bali là trung tâm Vương quốc Ubud cổ xưa của Indonesia. Ubud hiện vẫn là trung tâm nghệ thuật và văn hóa của Bali, nơi thường xuyên tổ chức các buổi biểu diễn văn hóa khác nhau, từ âm nhạc truyền thống đến nhạc kịch và khiêu vũ. Dòng dõi hoàng tộc cổ xưa của Ubud vẫn sống trong cung điện này, nhưng chỉ một số phần của tòa nhà được mở cửa cho khách du lịch, nơi họ có thể quan sát nội thất cùng những trang trí ấn tượng truyền thống với nghệ thuật chạm khắc đá theo phong cách của người Bali.
Lâu đài nước Taman Sari
Trong những năm 1700, lâu đài nước này đóng vai trò là một pháo đài và địa điểm giải trí cho gia đình hoàng gia thuộc Vương quốc Hồi giáo Yogyakarta. Cung điện tuyệt đẹp với những hồ bơi lớn lộng lẫy cùng các dãy phòng để thiền, học tập và nghỉ ngơi. Khu phức hợp khổng lồ bao gồm 4 khu vực như khu phức hợp tắm biểu tượng, hồ nhân tạo, khu vực giải trí và vườn. Giờ đây, cung điện được bảo tồn như một điểm thu hút khách du lịch và du khách có thể khám phá các phần của cung điện tinh tế cả bên ngoài và bên trong.
Cung điện Maimun
Cung điện Maimun
Địa danh lịch sử này ở Medan, Bắc Sumatra, được thành lập vào năm 1888. Được thiết kế bởi một kiến trúc sư châu Âu, cung điện này được ấp ủ với kiểu nội thất chiết trung, với các yếu tố của di sản văn hóa Malay, kiến trúc Trung Đông, đồ trang trí Hà Lan, cũng như ảnh hưởng từ kiến trúc Tây Ban Nha và Ý. Cung điện cổ này hiện đang phục vụ như một bảo tàng, trưng bày nhiều hiện vật lịch sử, hình ảnh và vũ khí khác nhau.
Cung điện Keraton Kasepuhan Cirebon
Là cung điện lâu đời nhất nằm ở thành phố Cirebon, quần thể cung điện này được duy trì rất tốt. Nó được xây dựng vào năm 1447 với sự pha trộn kiến trúc từ Sundan, Java, Hà Lan, Hồi giáo và Trung Quốc. Mặc dù Cirebon hiện thuộc về sự quản lý của chính quyền Cộng hòa Indonesia, nhưng hậu duệ của Quốc vương vẫn sống trong cung điện. Mặc dù vậy, khách du lịch được chào đón để khám phá các phần của cung điện, bao gồm phòng bảo tàng trưng bày những vật gia truyền và xe ngựa của hoàng gia.
Cung điện Siak Sri Indrapura
Nằm ở tỉnh Riau ở Sumatra, cung điện này thuộc Vương quốc Siak Sri Indrapura trị vì từ năm 1723 cho đến khi Indonesia độc lập vào năm 1945. Cung điện được thiết kế bởi một kiến trúc sư người Đức sau khi Quốc vương thực hiện hành trình qua châu Âu, vì vậy kiến trúc mang nhiều nét đặc trưng châu Âu kết hợp với kiến trúc truyền thống Malay. Ngày nay, cung điện là một địa điểm thu hút khách du lịch nổi tiếng nơi khách du lịch có thể quan sát nhiều vũ khí, đồ dùng và nhạc cụ được sử dụng bởi hoàng gia.
Cung điện Candi Ratu Boko
Hầu hết các di tích từ các vương quốc Phật giáo Ấn Độ giáo ở Indonesia đang bị hủy hoại, bởi chúng được xây dựng từ đầu thế kỷ thứ 4. Candi Ratu Boko nằm trong số những tàn tích còn sót lại đang được các nhà khoa học nghiên cứu. Các nhà khảo cổ học kết luận rằng địa điểm này là một cung điện cho Vương quốc Hindu Mataram vào thế kỷ thứ 8. Tòa nhà tinh xảo nằm trên đỉnh một ngọn đồi, được tô điểm bằng những bức chạm khắc đá về các vị thần và nhân vật Hindu. Kiến trúc được làm bằng đá và đa số du khách đã ghé thăm đều cho rằng địa điểm lịch sử này có một cảm giác thần thoại rất quyến rũ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người đàn ông nhặt được hòn đá 'mọc tóc' trắng, sau khi các chuyên gia giám định xong liền gọi cảnh sát phong tỏa cả ngôi làng
CLIP: Kinh hoàng trước cảnh người huấn luyện bị đàn sói tấn công dữ dội
CLIP: Con non bị sư tử tấn công, trâu rừng kéo theo '500 anh em' tới giải cứu và cái kết
Thời xưa có nạn đói phải ăn rễ cỏ, nhai vỏ cây, nhưng tôm cá dưới sông đầy tại sao không ăn?
CLIP: Chó đóng vai người hòa giải, 'tung chiêu' ngăn hổ và sư tử cắn nhau nhưng cái kết mới gây chú ý
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?