Những cung đường đi bộ nguy hiểm nhất thế giới
Bên cạnh cảm giác chinh phục cho những người ưa mạo hiểm, những cung đường này khiến không ít người khóc thét khi đi qua.
Những con đường nguy hiểm nhất thế giới / Con đường tâm linh đẹp kỳ vĩ trên đỉnh Fansipan
Cung leo núi Half Dome ở California, Mỹ: Theo trang yosemitehikes.com thống kê đã có hơn 60 người thiệt mạng và trong 10 năm qua có ít nhất 5 người tử vong khi đi trên cung đường này. |
Núi Hua Shan, Trung Quốc: Đây có thể coi là con đường đi bộ nguy hiểm nhất thế giới. Có tin nói, khoảng 100 người đã thiệt mạng khi đi qua con đường làm bằng những ván gỗ, bắt vít vào những vách đá, cách mặt đất hàng trăm mét này. |
Striding Edge là một trong những cung đường đi bộ khó nhất nước Anh. Nguyên nhân chính là do điều kiện thời tiết khiến con đường vô cùng trơn trượt. |
El Caminito del Rey, Tây Ban Nha: Là một con đường hẹp cách mặt đất khoảng 30 mét và xây dựng cách đây 10 năm; qua thời gian, El Caminito del Rey bắt đầu hư hại nhiều và trở nên rất nguy hiểm. Sau sự việc 4 nhà thám hiểm rơi xuống tử vong năm 2012, cung đường này bị đóng cửa nhiều năm. Sau đó, con đường được sửa chữa, gia cố lại và giới hạn đón 600 du khách mỗi ngày. |
The Maze nằm trong Công viên quốc gia Canyonlands ở bang Utah (Mỹ): được coi là cung đường đi bộ đáng sợ nhất thế giới; Nếu gặp khó khăn khi đi qua con đường này, bạn phải đi bộ mất 3 ngày mới tìm được sự giúp đỡ. |
Kjeragbolten, núi Kjerag, Na Uy: Không quá khó khi leo lên núi Kjerag nhưng việc đứng trên một tảng đá nối liền hai vách đá ở núi và cách mặt đất tới 300 mét quả thật không dễ chịu. Lời khuyên dành cho du khách là đừng bao giờ nhìn xuống khi đứng ở địa điểm này. |
Via Ferrata, Ý và Áo: Được quân đội xây dựng từ Thế chiến thứ nhất, con đường này cần nhiều hơn những thanh kim loại bám vào vách đá để tránh tai nạn. |
Drakensberg Traverse, Nam Phi: Có thông tin nói rằng đã có nhiều người tử vong khi đi qua con đường này. Con đường nguy hiểm ngay từ đoạn bắt đầu, nơi những người leo núi phải leo hai bậc thang "khó nhằn" để đến một sườn núi hẹp và đi bộ trên con đường được tạo từ những tảng đá mòn. |
Angel's Landing, Utah: Là cung đường không dành cho những người yếu tim vì quá hẹp. Trên thực tế, những bước cuối của đường chỉ rộng đủ chỗ cho một người ở độ cao hơn 300 mét. |
Đường mòn Huayna Picchu, Peru: Nơi đây được biết đến là "bậc thang tử thần" vì đó chỉ là những phiến đá nhỏ gồ ghề chỉ đặt vừa hai bàn chân, cắm chênh vênh vào vách đá. Đây cùng là nơi tuyệt vời để chiêm ngưỡng thành phố cổ Machu Picchu. |
Đường mòn của Angel Bright, Grand Canyon, Arizona: Những tháng nóng nhất cũng chính là lúc đi qua con đường mòn này nguy hiểm nhất. Nhiều người thiệt mạng vì mất nước mặc dù vẫn mang theo nước bên mình. |
Núi Washington, New Hampshire: Gió trên núi có vận tốc hơn 370km/h, có thể thổi bay người. Nhiệt độ ở đây cũng rất lạnh; được biết 139 người đã tử vong, chủ yếu là do bị hạ thân nhiệt, khi đi trên ngọn núi này. |
Núi lửa Pacaya, Guatemala: Pacaya Volcano là một ngọn núi lửa đang hoạt động, có nghĩa là nó có thể bùng phát bất cứ lúc nào, gây nguy hại cho những người đi bộ đường dài. Một vụ phun trào năm 2010 đã khiến 3 người thiệt mạng. |
Devil's Path, New York: được biết đến là "đường đi của quỷ", đường dẫn Devil dài khoảng 40km, nối liền 6 đỉnh núi lớn. |
Đường mòn Kalalau, Hawaii: Con đường này là một quãng đường dài 17,6km với các vách đá dựng đứng, có những đoạn rất khó khăn mà du khách phải đi qua. Để đến được Hawaii bằng con đường này sẽ phải xuống dốc liên tục, sau đó băng qua một khu rừng. |
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: 500 anh em trâu rừng quyết tử chiến với con 11 sư tử cướp lại con non và cái kết đầy bất ngờ
Dê trên cao nguyên Tây Tạng: Có thể nhảy và chạy trên vách đá dựng đứng, tại sao không bị rơi?
Cứ sau 150 năm, người chết có thể tái sinh? Các nhà khoa học tiết lộ sự thật
Một hành tinh rất gần Trái Đất có thể đầy cá đang bơi lội?
Vén màn bí mật lịch sử khiến người Việt Nam gọi người Trung Quốc là ‘người Tàu’
Loại gỗ quý nhưng 'vô sinh' từng được đồn đoán chữa khỏi bệnh ung thư, cả Việt Nam chỉ còn 162 cây, đó là gỗ gì?
Cột tin quảng cáo