Những đại dịch chết chóc 'kinh hãi' nhất trong lịch sử nhân loại
Cảnh đối mặt với những sinh vật khủng khiếp dưới đại dương / 'Kinh hãi' trước cảnh thợ lặn mạo hiểm 'trêu ngươi' cá sấu nước mặn khổng lồ
Dịch viêm phổi do virus corona mới bắt nguồn tại Trung Quốc đến ngày 30/1 khiến hơn 170 người thiệt mạng và gần 8.000 người mắc bệnh tại các quốc gia rải rác khắp các châu lục. Vũ Hán, thành phố 11 triệu dân ở “tâm chấn” dịch bệnh, bị phong tỏa để ngăn chặn sự lây lan.
Ngoài dịch bệnh này, trong quá khứ từng có nhiều đại dịch càn quét qua các quốc gia và cướp đi hàng triệu sinh mạng.
Đại dịch Antonine (khoảng năm 180 sau công nguyên)
Được biết đến là bệnh dịch Antonine, bệnh bắt đầu với những người Hung sau đó lây nhiễm cho người Đức, truyền sang người La Mã có quân đội rộng khắp Đế quốc La Mã.
Galen, bác sĩ người Hy Lạp, chứng kiến sự bùng phát và ghi lại các triệu chứng bệnh: tiêu chảy đen (cho thấy có thể có xuất huyết tiêu hóa), ho dữ dội, hơi thở có mùi hôi và triệu chứng da. Tổng số người chết ước tính khoảng 5 triệu.
Căn bệnh này đã giết chết tới một phần ba dân số ở một số khu vực và tàn phá quân đội La Mã. Bệnh dịch tiếp diễn cho đến khoảng năm 180 sau công nguyên. Hoàng đế Marcus Aurelius là một trong những nạn nhân.
Cái chết đen (1346 - 1353)
Từ năm 1346 đến năm 1353, một "cái chết đen" tàn phá châu Âu, châu Phi và châu Á, số người chết ước tính từ 75 đến 200 triệu người.
Được cho là có nguồn gốc từ châu Á, bệnh dịch hạch rất có thể đã được truyền qua các lục địa bởi những con bọ chét sống kí sinh trên chuột ở tàu buôn. Cái chết đen bắt đầu ở London trong một giáo xứ nghèo, đông đúc. Khi nó tấn công một hộ gia đình, ngôi nhà bị niêm phong, một chữ thập đỏ được sơn trên cửa và cả gia đình bị kết án tử hình. Xác chết trở nên nhiều đến mức các thi thể thối rữa trên mặt đất tạo ra mùi hôi thối liên tục.
Cúm Tây Ban Nha (1918)
Đại dịch cúm Tây Ban Nha, thường được coi là một trong những dịch nguy hiểm nhất trong lịch sử, giết chết khoảng 50 triệu người trong số 500 triệu người mắc bệnh khi nó càn quét châu Âu vào năm 1918 và lan tới Mỹ, giết chết 675.000 người Mỹ.
Con số này còn nhiều hơn số người chết trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, kết thúc vào năm 1918, với khoảng 20 triệu người thiệt mạng.
Làn sóng đầu tiên của đại dịch năm 1918 xảy ra vào mùa Xuân. Người bệnh trải qua các triệu chứng cúm điển hình như ớn lạnh, sốt và mệt mỏi sau đó hồi phục sau vài ngày. Tuy nhiên, làn sóng thứ hai, dễ lây lan xuất hiện vào mùa Thu cùng năm đó và nạn nhân đã chết trong vài giờ hoặc vài ngày sau khi xuất hiện các triệu chứng, da của họ chuyển sang màu xanh và phổi chứa đầy chất lỏng khiến họ nghẹt thở.
Vào thời điểm đó, không có thuốc hoặc vaccine để điều trị bệnh hiệu quả. Người dân được lệnh đeo mặt nạ, trường học, nhà hát và các doanh nghiệp bị đóng cửa và các thi thể chất đống trong nhà xác tạm thời, nhiều người phải đào mộ cho chính các thành viên trong gia đình họ.
Nó được biết đến trên toàn thế giới với tên cúm Tây Ban Nha, vì Tây Ban Nha bị ảnh hưởng nặng nề bởi căn bệnh này. Điều khiến đại dịch cúm năm 1918 khác biệt với các vụ dịch cúm khác là các nạn nhân: Thay vì dịch bệnh giết chết người già trẻ nhỏ, nó lại đánh gục những thanh niên hoàn toàn khỏe mạnh, trong khi những đứa trẻ và những người có hệ miễn dịch yếu hơn vẫn còn sống. Đến mùa hè năm 1919, đại dịch cúm chấm dứt, vì những người bị nhiễm bệnh đã chết hoặc đã phát triển được miễn dịch.
Cúm châu Á (1956-1958)
Cúm châu Á là đại dịch cúm A tiểu loại H2N2 có nguồn gốc từ Trung Quốc năm 1956 và kéo dài đến năm 1958. Trong vài tháng đầu, nó lan rộng khắp Trung Quốc và các khu vực, đến giữa mùa hè, nó đã đến Mỹ. Vài tháng sau, nhiều trường hợp nhiễm được báo cáo, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người già và phụ nữ mang thai. Đại dịch cũng đã đến Vương quốc Anh và đến tháng 12, tổng cộng 3.550 ca chết người được báo cáo ở Anh và xứ Wales.
Ước tính số người chết do đại dịch khác nhau tùy thuộc vào nguồn, nhưng Tổ chức Y tế Thế giới công bố số liệu cuối cùng là khoảng 2 triệu người, trong đó có 69.800 người ở Mỹ.
Zika
Virus Zika là một loại flavivirus do muỗi truyền gây bệnh có các triệu chứng bao gồm sốt, phát ban, đau khớp và mắt đỏ. Vào tháng 5/2015, việc truyền nhiễm virus Zika đầu tiên được báo cáo ở Brazil và các nhà nghiên cứu tin rằng loại virus này xuất hiện trong cuộc đua ca nô World Sprint Championship tháng 8/2014, được tổ chức tại Rio de Janeiro, nơi thu hút những người tham gia từ bốn nước Thái Bình Dương.
Virus này nhanh chóng lây lan và ảnh hưởng đến hơn 1,5 triệu người ở 68 quốc gia, nhờ khả năng muỗi phát triển mạnh trong cuộc sống thành phố, với rác thải, mương nước mở, cống thoát nước bị tắc nghẽn, bãi rác và nhà ở chật chội. Virus này cũng có liên quan đến vấn đề hàng ngàn trẻ sơ sinh ở Brazil được sinh ra với microcephaly, một chứng rối loạn thần kinh, khiến em bé có bộ não kém phát triển và đầu nhỏ bất thường.
Cũng có một số lượng gia tăng thai chết lưu và sảy thai ở những bà mẹ bị nhiễm virus. Những đứa trẻ sống sót phải đối mặt với khuyết tật trí tuệ và chậm phát triển.
Cúm Hong Kong
Từ trường hợp được báo cáo đầu tiên vào ngày 13/7/1968 tại Hong Kong, 17 ngày sau dịch bùng phát lan sang Singapore và Việt Nam. Trong vòng ba tháng đã lan tới Philippines, Ấn Độ, Australia, châu Âu và Mỹ. Dịch khiến hơn một triệu người chết trong đó 500.000 cư dân Hong Kong, khoảng 15% số dân ở đây vào thời điểm đó.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách
CLIP: Sóc nhỏ "chơi khăm" linh miêu và cái kết đầy bi thảm