Những đám mây đẹp đẽ nguy hiểm nơi vùng cực
Bí ẩn chùa cổ trên đỉnh núi Các mây vờn / Kinh ngạc khu rừng với những ‘cây thần’ khổng lồ ngọn chìm trong mây
Mây xà cừ là những giải sáng sặc sỡ tương tự như cầu vồng. Hiện tượng này thường xuất hiện trên nền trời tối đen của vùng cực trong mùa đông khắc nghiệt.
Các đám mây xà cừ thường được hình thành tại tầng bình lưu vùng cực vào mùa đông, ở độ cao 15.000 - 25.000 m. Do mây xà cừ nằm cao hơn những đám mây thông thường, không khí bao quanh chúng rất lạnh, thường xuống đến -85°C.
Về bản chất, mây xà cừ là tập hợp các hạt nhỏ đóng băng và do ở vị trí trên cao giúp chúng có thể tiếp nhận ánh sáng Mặt Trời. Khi chạm đến các hạt, ánh sáng bị khúc xạ, chia thành nhiều dải màu rực rỡ.
Mặc dù là một hiện tượng thiên nhiên xinh đẹp và huyền bí, nhưng đây lại là một vẻ đẹp độc hại vì chính chúng là một trong những tác nhân lớn tạo nên lỗ hổng trên tầng ozone tại các vùng cực - một vấn đề lớn mà Trái Đất đang phải ngày ngày nỗ lực khắc phục.
Chúng cung cấp bề mặt loại bỏ axit nitric dạng khí, làm xáo trộn các chu trình nitơ, đồng thời hỗ trợ phản ứng sinh ra clo hoạt hóa, chất xúc tác dẫn đến lỗ hổng tầng ozone.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Hủ tục lạnh người, 'chôn sống' cha mẹ già khi ngoài 60 tuổi: Con cái xây mộ sẵn, mỗi ngày đi đưa cơm mang một viên gạch để lấp
CLIP: Người đàn ông dùng võ thuật đối đầu với chó Ngao Tây Tạng và cái kết bất ngờ
CLIP: Cuộc "tử chiến" kịch tính giữa chó ngao và gấu đen, kết cục đầy bất ngờ
Cây gỗ quý 4.300 năm tuổi dài 11m từng bị sét đánh được gia chủ bán 2 căn nhà để lấy, thương gia trả hơn 870 tỷ cũng không bán
Con người bắt đầu biết nấu ăn từ khi nào?
Ngôi làng sở hữu 30 cây gỗ quý nhất Việt Nam: Rộng 1000m2, được bảo vệ bởi một hủ tục tâm linh