Những điểm đến từng xuất hiện trong các tiểu thuyết của nhà văn Kim Dung
Số phận bi thảm của con ông vua kiếm hiệp Kim Dung / Bí kíp võ công hay giấc mộng giang hồ của nhà văn Kim Dung
Ngày 30/10/2018, tin nhà văn Kim Dung qua đời ở tuổi 94 khiến bao người hâm mộ thương tiếc. Ông là cha đẻ của hàng loạt tiểu thuyết dựng thành phim như Thiên long bát bộ, Anh hùng xạ điêu, Thần điêu hiệp lữ, Tiếu ngạo giang hồ…
Trong các bộ phim kiếm hiệp đi vào ký ức thanh xuân của nhiều người từng xuất hiện rất nhiều cảnh đẹp, và đó chính là các điểm đến sau.
1. Núi Võ Đang
Núi Võ Đang
Núi Võ Đang còn có tên gọi khác là núi Thái Hòa nằm ở phía Nam thành phố Thập Yển, Tây Bắc của tỉnh Hồ Bắc.
Ngọn núi này được coi là “thánh địa” của đạo giáo Võ Đang, là cái nôi võ thuật của Đạo giáo với Thái Cực quyền và Bát Quái chưởng. Trong Ỷ thiên Đồ long ký của nhà văn Kim Dung, Trương Tam Phong đã tu luyện trên ngọn núi này và lập ra môn phái Võ Đang nổi tiếng, và truyền thụ Thái Cực quyền cùng Thái Cực kiếm cho Trương Vô Kỵ trên ngọn núi có phong cảnh nên thơ hữu tình này.
Đạo giáo Võ Đang là một trong những môn phái võ thuật danh tiếng nhất Trung Hoa. Vì thế mà dân gian có câu: “Bắc tôn Thiếu Lâm, Nam sùng Võ Đang”.
Trên núi Võ Đang có rất nhiều đại điện nổi tiếng như Tịnh Nhạc cung, Cổ Đồng cung, Huyền Thiên Ngọc Hư cung, Tử Tiêu cung, Kim Điện cung…. Hầu hết tất cả các đại điện và những tòa nhà cổ ở đây đều được bảo tồn khá nguyên vẹn.
Ngoài các tòa nhà cổ xưa, núi Võ Đang còn lưu giữa hơn 7.400 di tích văn hóa quý giá. Đặc biệt là các di sản văn vật Đạo giáo nổi tiếng mang ý nghĩa văn hóa sâu xa.
2. Núi Nga Mi
Núi Nga Mi còn gọi là "Đại quang Minh sơn", nằm ở Trung Nam, thuộc tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc.
Núi Nga Mi gắn liền với những nhân vật như Chu Chỉ Nhược, Diệt Tuyệt sư thái... trong Ỷ thiên Đồ long ký của nhà văn Kim Dung. Theo tiểu thuyết, võ lâm Trung Nguyên có 3 phái lớn gồm Thiếu Lâm, Võ Đang và Nga Mi. Trong đó, môn phái võ thuật Nga Mi ra đời ở núi Nga Mi, do Quách Tương - con gái Quách Tĩnh và Hoàng Dung sáng lập, được truyền bá rộng rãi tại Tứ Xuyên.
Nga Mi là một trong những điểm đến thu hút du khách. Núi Nga Mi cao 3099m, là một trong 4 ngọn núi danh thắng, được gọi là “Tứ đại Phật giáo danh sơn”, nằm ở Tứ Xuyên. Đỉnh cao nhất của núi là Vạn Phật, nằm trên ngọn núi chính Kim Đính.
Trên Nga Mi Sơn có chùa Vạn Niên là ngôi chùa mang kiến trúc đậm dấu ấn Đạo giáo. Trong chùa có bức tượng Phổ Hiền Bồ Tát nặng 62 tấn, được đúc bằng đồng mạ 20kg vàng bên ngoài, sớm trở thành điểm đến không thể bỏ lỡ khi tới ngọn núi danh tiếng này.
3. Nhạn Môn Quan
Nhạn Môn Quan là một cửa ải của Vạn Lý Trường Thành nằm trên thung lũng thuộc tỉnh Sơn Tây, cách thành phố Hân Châu chừng 20km về phía Bắc. Đây là địa danh có hai bên là vách núi dựng đứng hùng vỹ. Sở dĩ địa danh mang tên Nhạn Môn Quan bởi ở đây có nhiều chim nhạn và chỉ chúng mới bay qua được.
Trong tiểu thuyết Thiên Long Bát Bộ của Kim Dung, địa danh Nhạn Môn Quan từng xuất hiện gắn liền với nhân vật Kiều Phong, một đại anh hùng đã dùng chính sinh mạng của mình đổi lấy sự bình yên của dân hai nước Tống - Liêu.
Trong quá khứ, Nhạn Môn Quan từng là cửa ải trọng yếu của trường thành trước kia. Nơi này từng chứng kiến rất nhiều cuộc chiến khốc liệt trong lịch sử. Địa danh này đã trở thành một phần quan trọng của Di sản Văn hóa Thế giới.
4. Đỉnh Quang Minh
Quang Minh là một trong 3 đỉnh cao nhất của dãy núi Hoàng Sơn, nằm ở phía nam tỉnh An Huy, miền Đông Trung Quốc. Khung cảnh ở đây hoang sơ, ấn tượng, với vô vàn loài kỳ hoa dị thảo, xen giữa núi đá trùng điệp.
Phong cảnh hùng vĩ và địa thế hiểm trở có lẽ là lý do nơi đây được Minh giáo chọn làm đại bản doanh trong tiểu thuyết nổi tiếng “Ỷ thiên đồ long ký” của Kim Dung. Đây cũng là nơi diễn ra đại hội võ lâm, trong đó Trương Vô Kỵ đã một mình giải cứu Minh giáo.
5. Núi Thiếu Thất
Là Đại bản doanh của môn phái Thiếu lâm. Môn phái võ thuật do Bồ Đề Đạt Ma sáng tạo ra được coi là một trong những môn phái mạnh nhất võ lâm. Nơi đây còn có Thiếu Lâm tự.
Theo một số tài liệu cổ, chùa Thiếu Lâm được xây dựng từ năm 497, trải qua nhiều lần bị phá hủy và được phục dựng. Quần thể tôn giáo này có các chùa tháp với kiến trúc độc đáo, cạnh những đỉnh núi hùng vĩ.
6. Núi Hoa Sơn
Hoa Sơn nằm ở dãy Tần Lĩnh phía nam tỉnh Thiểm Tây, cách thành phố Tây An khoảng 100km về phía Đông. Đây là một trong 5 ngọn núi danh tiếng nhất của Trung Quốc, mang trong mình ý nghĩa lịch sử to lớn về tín ngưỡng. Năm 1990, Hoa Sơn được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới.
Núi Hoa Sơn được coi là đại bản doanh của phái Hoa Sơn, môn phái nổi danh với Hoa Sơn kiếm pháp và Tử hà thần công. Phái Hoa Sơn xuất hiện trong 3 tiểu thuyết của Kim Dung là Tiếu ngạo giang hồ, Bích huyết kiếm và Ỷ thiên Đồ long ký, với những nhân vật nổi tiếng như Lệnh Hồ Xung, Phong Thanh Dương, Nhạc Bất Quần...Núi Hoa Sơn cấu tạo từ đá hoa cương, có hình dáng dựng đứng, xòe rộng như bông hoa, nên gọi với cái tên như vậy. Gồm 5 đỉnh núi chính, trong đó đỉnh cao nhất 2154m gọi là Nam Phong hay Lạc Nhạn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ở Việt Nam có một bộ tộc bí ẩn: Không mặc quần áo, dùng 'phép thuật' để tránh thai
Việt Nam có kho báu lớn gấp 8 lần Trung Quốc, 9 lần Ấn Độ, 290 lần Mỹ - là kho báu gì?
Tiết lộ về phong tục của bộ lạc nguyên thủy ở châu Phi: Phụ nữ không bao giờ mặc áo, cả đời không tắm, đàn ông được lấy nhiều vợ
Ngủ dậy, người đàn ông suýt lên cơn đau tim khi chứng kiến khung cảnh hãi hùng này ngay sân nhà
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Trong 'Tây Du Ký', tại sao Sa Tăng được phong làm Bồ Tát dù chưa lập được chiến công lớn nào và địa vị lại cao hơn Trư Bát Giới?