Khám phá

Những điều chưa biết về loài bạch hổ quý hiếm

Là loài hổ cực kỳ quý hiếm được ghi trong Sách đỏ, loài bạch hổ được rất nhiều quốc gia Châu Á coi như một loại thần thú.

Tuyệt kỹ võ công của 7 hổ tướng lừng danh nhà Tây Sơn / Vua nào đánh hổ, khiến tướng nhà Đường kinh hãi run sợ?

Tại Vườn thú Ermival-le-Veau (Pháp) có một gia đình bạch hổ rất hiếm hoi – một hổ mẹ có tên là Lisa vừa sinh hạ được hai chú hổ con cực kỳ xinh xắn.

Hai chú hổ giống hệt đồ chơi yêu thích của trẻ thơ. Bộ lông mịn màng và xù ra như một cụm bông, cặp mắt xanh da trời đầy vẻ bỡ ngỡ quan sát xung quanh, chiếc mũi đỏ hồng hít hà đánh hơi thế giới còn quá xa lạ với mình.

Các chú quấn lấy mẹ không rời một bước. Còn hổ mẹ, có vẻ vừa kiêu hãnh, vừa dữ dằn bảo vệ hai “cục cưng” của mình, phản ứng trước cả sự chăm sóc tận tình của những nhân viên vườn thú quen thuộc.

Rất nhiều khách tham quan đến đây chỉ để chiêm ngưỡng những chú hổ con độc đáo, dễ thương và sự hiếm hoi làm các chú còn đáng yêu đáng quý hơn gấp bội.

 


Bạch hổ là loài rất quý hiếm ghi trong Sách đỏ, một kỳ quan của tạo hóa, thuộc loài hổ Bengal sống ở Đông Nam Á.

Chúng khác với đồng loại ở bộ trang phục đẹp đến khó tả: màu trắng tinh khiết điểm xuyết những vằn đen nhánh, vừa dày lại vừa mềm.

Người ta rất ít khi thấy bạch hổ trong thiên nhiên vì chúng khó tồn tại ở nơi hoang dã. Bộ áo quá lộng lẫy làm chúng dễ bị phát hiện để người ta săn bắt, và đôi khi bị đồng loại làm hại vì “ghen ăn tức ở” đối với kẻ được thiên nhiên ưu ái hơn mình.

 

Tất cà những con bạch hổ biết đến hiện nay đều là hậu duệ của một “cụ” bạch hổ có tên là Mokhan. Năm 1951, “cụ” bị phường săn ở Bắc Ấn Độ phát hiện và bắt được. Vẻ đẹp của bộ trang phục đã cứu “cụ” thoát chết. Phường săn thường giết bất cứ con hổ nào họ săn bắt được, nhưng với “cụ”, họ không nỡ và mang dâng cho một lãnh chúa trong vùng. Ông ta giữ lại đẻ nuôi và gây giống.


Mất bao nhiêu công sức và thời gian, các nhà động vật học Ấn Độ mới tạo ra được những chú bạch hổ con, giữ cho “cụ” Mokhan khỏi bị tuyệt tự. Nhờ sự kiên trì lai giống, năm 1958, “cụ” Mokhan có kẻ nối dõi đầu tiên của giống bạch hổ Bengal.

Dần dần dòng hổ “quý tộc” này được phục hồi. Cho đến cuối những năm 70 của thếkỷ trước, các nhà động vật học Ấn Độ đã cung cấp cho nhiều Vườn thú thế giới những con cháu của “cụ” Mokhan.

 

1
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm