Vua nào đánh hổ, khiến tướng nhà Đường kinh hãi run sợ?
Vua này người ở làng Đường Lâm, con nhà hào phú, có sức vật trâu, đánh hổ. Sinh thời, ông là anh hùng chống quân xâm lược nhà Đường trong thế kỷ VII, giành lại độc lập cho dân tộc trong một khoảng thời gian dài.
Vị vua được phong quân hàm thiếu tá ở nước ngoài / Nghiên cứu mới: Thú mỏ vịt mang trong mình nồi "lẩu thập cẩm" gen của chim, bò sát và động vật có vú
Làng cổ Đường Lâm ở Sơn Tây (Hà Nội) được mệnh danh là “đất hai vua”. Đây là quê hương của Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng và Ngô Quyền.
Đường Lâm trở thành làng cổ đầu tiên ở Việt Nam được Nhà nước công nhận Di tích lịch sử văn hóa quốc gia ngày 19/5/2006. Làng Đường Lâm hiện có diện tích 7,87 km, dân số năm 1999 là 8.329 người.
Ngoài hai vua Phùng Hưng và Ngô Quyền, Đường Lâm còn là quê hương của nhiều danh nhân nổi tiếng khác. Tiêu biểu là thám hoa Giang Văn Minh, bà chúa Mía - vương phi của Trịnh Tráng, bà Man Thiện, mẹ Hai Bà Trưng.
Giang Văn Minh (1573-1638) đỗ thám hoa năm 1628 dưới thời vua Lê Thần Tông. Ông được mệnh danh là vị sứ thần "Bất nhục quân mệnh" - không để nhục mệnh vua - vì đã đối đáp thẳng thắn trước triều đình Trung Quốc để bảo vệ danh dự. Ông bị vua Minh hại chết vào năm 1638.
Bố Cái Đại vương Phùng Hưng là người ở làng Đường Lâm, con nhà hào phú, có sức vật trâu, đánh hổ. Sinh thời, ông là anh hùng chống quân xâm lược nhà Đường trong thế kỷ VII, giành lại độc lập cho dân tộc trong một khoảng thời gian dài.
Khi nghĩa quân Phùng Hưng phất cờ khởi nghĩa, viên quan đô hộ Cao Chính Bình của nhà Đường chống cự không nổi, đóng cửa thành cố thủ, sau đó vì sợ hãi, phát bệnh mà chết. Quân Đường bị đánh tan.
Khi biết tin Hoằng Tháo mang 200.000 quân sang xâm lược nước ta, Ngô Quyền họp các tướng lại và nói: "Hoằng Thao là đứa trẻ khờ dại, đem quân từ xa đến, quân lính còn mỏi mệt…, quân ta lấy sức còn khỏe địch với quân mỏi mệt, tất phá được". Quả nhiên sau đó, chỉ bằng một trận đánh trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền đã đánh tan quân Nam Hán.
Cả 3 di tích lịch sử văn hóa trên đều ở Đường Lâm. Trong đó, đền thờ Phùng Hưng và Lăng Ngô Quyền được đặt tại thôn Cam Lâm, còn chùa bà chúa Mía tại thôn Đông Sàng. Khởi nghĩa Phùng Hưng thắng lợi Với kế hoạch chia quân đánh địch, nghĩa quân của Phùng Hưng nhanh chóng giành thắng lợi.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ngư dân bất ngờ vớt được khối gỗ ước tính hơn 3.455 tỷ đồng
Nhặt bừa viên đá chặn cửa nhiều thập kỷ, cụ bà đến khi mất cũng không biết mình từng sở hữu báu vật
Chỉ 4 cao thủ có thể đánh bại Cưu Ma Trí trong Thiên Long Bát Bộ: Ba trong đó là sư huynh đệ
Cận cảnh khu mộ 50 tỷ đồng của vợ cũ vị đại gia nổi tiếng nhất Bình Dương
CLIP: Quạ đen phản đòn xuất sắc, hạ gục chim ưng để thoát hiểm
Cao thủ có con mắt tinh tường nhất của Kim Dung: Cả đời nhận 4 đồ đệ, hai trong đó là đệ nhất thiên hạ
Cột tin quảng cáo