Khám phá

Những điều ít biết về cựu lãnh tụ Nam Tư - Nguyên soái Tito

Nguyên soái Tito - nhà sáng lập và lãnh đạo Nam Tư, được coi là một trong những nhân vật chính trị quyền lực và bí ẩn nhất của thế kỷ XX.

7 sự thật lịch sử ít người biết: Có tiết lộ cả "máy bay ném bom" thời Thế chiến II của Mỹ / Tìm được tàu đổ bộ mất tích bí ẩn từ Thế chiến II

Từng có vợ người Nga

Josip Broz Tito sinh năm 1892 tại vùng quê Kumrowice (Nam Tư). Vào thời điểm đó, vùng này là một phần của Đế quốc Áo-Hung. Năm 1913, Josip được gọi vào quân đội, rồi Thế chiến II bắt đầu. Năm 1915, hạ sĩ Broz đang bị thương bị người Nga bắt làm tù binh, được điều trị và gửi đến Urals. Cho đến cuối đời, Tito được biết đến như một người đàn ông đa tình, có một số người vợ chính thức ngoài luồng cùng nhiều mối tình lãng mạn. Tuy nhiên, tình yêu đầu tiên của nhà lãnh đạo Nam Tư là với cô gái người Nga Pelageya Denisovna Belousova ở làng Mikhailovka, cách Omsk không xa.

Pelageya sinh ra năm 1904, trong một gia đình nông dân. Vào thời điểm gặp nhà lãnh đạo tương lai Nam Tư, cô chưa tròn mười lăm, kém ông hơn mười tuổi. Gia đình của Belousov đã che giấu Josip trong nhà và mối tình của đôi trẻ chớm nở. Năm 1919, Josip và Pelageya kết hôn tại một nhà thờ ở Omsk. Tuy nhiên, họ đã phải đăng ký hôn nhân lần thứ hai vào năm 1920 vì những người Bolshevik không coi hôn lễ nhà thờ là chính thức; họ của cả vợ và chồng được ghi là Brozovichi. Nhà Brozovichi sống ở Omsk một thời gian, Tito làm thợ cơ khí trong thành phố; cùng năm 1920, cặp đôi đã rời về Nam Tư.

nhung dieu it biet ve cuu lanh tu nam tu - nguyen soai tito hinh 1
Nhà lãnh đạo Nam Tư từng bị Nga bắt làm tù binh và có vợ người Nga; Nguồn: wikipedia.org

Trong cuộc hôn nhân với Josip, Pelageya đã sinh 5 người con. Thật không may, bốn trong số đó đã chết khi còn bé, chỉ người con cuối cùng, có tên là Zharko, sống sót. Josip làm việc tại một công xưởng, Pelagia - tại nhà máy; cả hai vợ chồng gia nhập Đảng Cộng sản Nam Tư. Từ năm 1921, ở Nam Tư, việc tuyên truyền về cộng sản đã bị cấm, vì vậy họ chuyển sang hoạt động bí mật. Pelagia chủ yếu tham gia văn học và cả hai vợ chồng nhiều lần bị bắt giữ. Khi Broz một lần nữa bị cầm tù năm 1928, Pelagia đưa con trai Zharko về Liên Xô.

Mãn hạn tù, Josip rời Nam Tư theo vợ, tuy nhiên, định mệnh đã không cho họ ở bên nhau - Broz đã theo một người phụ nữ Nga khác. Năm 1936, Pelagia và Josip ly hôn. Ông muốn cậu con trai ở với mình, nhưng Zharko đã được trao cho người mẹ. Trái ngược với tuyên bố của cha mình, trong chiến tranh chống phát xít Đức, Zharko đã chiến đấu dũng cảm và được tặng Huân chương Chiến tranh Vệ quốc hạng 2. Pelageya Denisovna nhiều năm ở trong các trại cải tạo, qua đời năm 1968 vì một cơn đau tim, không gặp lại người chồng cũ Josip Broz Tito trước khi nhắm mắt.

Suýt gây ra Thế Chiến III

Chỉ vài ngày trước khi Đức đầu hàng, Nguyên soái Josip Broz Tito bắt đầu một cuộc chiến mới. Kết quả là, hàng chục ngàn thường dân đã chết, và lãnh thổ Nam Tư được mở rộng bởi tỉnh Venice-Julia của Italia. Quân đội Nam Tư vào thời điểm đó đã hoàn toàn kiểm soát tỉnh Venice-Julia cũ với thủ phủ Trieste (Venice-Julia nằm ở phía tây bắc của Cộng hòa Venice trước đây, vào cuối thế kỷ 18 đã trở thành một phần của Đế quốc Áo-Hung). Belgrade một vài tuần trước đó đã chiến đấu trong liên minh chống Hitler, đe dọa chiến tranh với các đồng minh đang chiếm Italia và Áo, theo thỏa thuận Yalta.

Các tài liệu tình báo Mỹ giải mật cho thấy, cuộc xung đột cục bộ do Tito gây ra đã suýt dẫn đến một cuộc chiến tranh thế giới mới: “Trong mấy tháng cuối, căng thẳng đã gia tăng giữa các đồng minh phương Tây và chính phủ Nam Tư lâm thời. Ngày 15/4/1945, việc các yêu sách của Tito, đối với Trieste và Venice-Julia được đề cập tại Moscow đã được hiểu là có “đèn xanh” từ chính phủ Liên Xô”.

 

“Tôi nhắc lại, Tito đã vi phạm các thỏa thuận Yalta bằng cách thiết lập một chế độ toàn trị ở Nam Tư. Và bây giờ ông ta đang làm điều tương tự ở Venice-Julia bằng vũ lực. Nếu ông ta tiếp tục như vậy, chúng ta sẽ phải đưa ra một phản ứng quân sự cứng rắn. Và đã đến lúc quyết định” - Harry Truman, người vừa nhậm chức Tổng thống Mỹ, nói tại một cuộc họp với quân Đồng minh. Rõ ràng, giới lãnh đạo quân đội Mỹ sợ sức mạnh quân sự của Liên Xô đứng sau các hành động của Tito, đã quyết định hoãn một chiến dịch quân sự quy mô lớn.

nhung dieu it biet ve cuu lanh tu nam tu - nguyen soai tito hinh 2
Tito được cho là từng suýt gây ra Thế chiến III; Nguồn: content.time.com

Ngày nay, hầu hết các nhà sử học đều đồng ý rằng những căng thẳng địa chính trị trong những ngày đầu tháng 6/1945 không phải bởi Moscow có kế hoạch mở rộng ảnh hưởng ở châu Âu, như nghi ngờ của London và Washington, mà bởi chính sách hoàn toàn độc đoán của Nguyên soái Tito - người quyết định khai thác các mâu thuẫn giữa hai phe chiến thắng. Cuộc xung đột ở Trieste thường được gọi là "sự tháo gỡ" đầu tiên sau chiến tranh ở châu Âu, vào thời điểm sự hỗn loạn và sự không chắc chắn phát sinh, các thế lực khác nhau đã tìm cách thực hiện các toan tính cũ của mình.

Những người du kích Nam Tư từng muốn thành lập một nhà nước Slavơ trên lãnh thổ Venice-Julia vào năm 1943, khi Italia đầu hàng. Tuy nhiên, sau đó, các lực lượng của Đức Quốc xã đã siết chặt Nam Tư, và cho đến mùa đông năm 1945, kiểm soát phía bắc đất nước. Đến cuối tháng 4/1945, người Đức bắt đầu nhả các vị trí chiếm đóng, một khoảng trống chính trị thực sự hình thành và Belgrade bắt đầu chuẩn bị phản công. Sáng sớm ngày 1/5, Tập đoàn quân số 4 Nam Tư và Quân đoàn 9 Slovenia đã tiếp cận vùng ngoại ô Trieste và chỉ vài giờ sau, họ làm chủ thành phố.

Theo một số học giả Italia, quân đội Nam Tư đã đàn áp dã man mọi nỗ lực kháng chiến, dẫn đến cái chết của hai đến hai mươi nghìn người, bao gồm cả những người chết trong các trại và nhà tù Nam Tư. Có bằng chứng cho thấy các vụ hành quyết hàng loạt đã diễn ra ở các thành phố khác, đặc biệt là ở Pula, nơi thương vong trong dân thường có thể lên tới hàng ngàn người. Ngày càng có nhiều nghiên cứu hiện đại chỉ ra sự trả thù đối với dân chúng là một phần hoặc hoàn toàn mang tính quốc gia. Trước đây, cả ở Nam Tư và Italia, các nạn nhân được coi là đồng phạm của Đức Quốc xã.

Sáng ngày 2/5, các lực lượng của Sư đoàn New Zealand số 2, theo quyết định của quân Đồng minh, bắt đầu chiếm Trieste -thủ phủ của Venice-Julia. Người New Zealand chỉ cố thủ trong pháo đài và cảng, thành phố vẫn còn bị người Đức chiếm đóng. Cần lưu ý rằng người Đức đã tự nguyện đầu hàng để vị trí của họ không rơi vào tay người Nam Tư. Kết quả là một tình huống bất thường xuất hiện. Các lực lượng của liên minh chống Hitler, cùng với tàn quân của quân đội Đức Quốc xã, đã chiến đấu chống lại những người lính chính thức ủng hộ các Đồng minh.

 

Thỉnh thoảng, người của Tito tiếp cận pháo đài, yêu cầu mở cổng, nhưng vô ích. Ở trên các ngôi nhà cao, lính bắn tỉa Nam Tư bắn vào bất cứ ai di chuyển dọc theo các bức tường của pháo đài. Khi tình hình trở nên xấu đi, những người lính bị bắt đã chiến đấu cho phía quân New Zealand. Sáng hôm sau, quân đồn trú New Zealand rút khỏi pháo đài và rời khỏi thành phố một cách an toàn. Trong những ngày đầu của cuộc chiếm đóng, đã diễn ra “một cuộc chiến riêng” giữa những "người giải phóng" Nam Tư, khi lực lượng ủng hộ việc khôi phục chế độ quân chủ đã có các mối quan hệ với phe cộng sản.

Ngay trong tuần đầu tiên của tháng 5, Nam Tư đã bắt đầu các hoạt động "giáo dục" để chuẩn bị dân chúng cho việc sát nhập chính thức của tỉnh. Theo ý tưởng của Tito, tỉnh này dưới tên Julian Krajina với thủ thủ Trieste trở thành nước cộng hòa liên bang thứ bảy trong thành phần Nam Tư. Chỉ đến giữa tháng Năm, các sự kiện ở Trieste mới trở thành tâm điểm của báo chí thế giới. Báo Nam Tư giải thích rằng, những tuyên bố của Nam Tư dựa trên những cân nhắc về địa lý, kinh tế và chính trị; Thủ tướng Nam Tư bác bỏ thực tế rằng quân đội của ông ta đang cố gắng chứng tỏ việc chiếm đóng Trieste như là sự lừa dối.

Tình hình trở nên tồi tệ hơn vào cuối tháng, khi một tiểu đoàn Anh đến chi viện cho người New Zealand đang kiểm soát một phần nhỏ của thành phố và cảng. Đáp lại, Belgrade bắt đầu xây dựng sức mạnh quân sự trong tỉnh; nhiều đội quân Slavic khác chiếm giữ các vùng lãnh thổ gần Trieste. Nam Tư chuyển các lực lượng bổ sung về phía bắc thành phố Trieste và thông báo cho các đồng minh rằng các khu định cư bị chiếm đóng hiện đang nằm dưới sự kiểm soát của Nam Tư.

nhung dieu it biet ve cuu lanh tu nam tu - nguyen soai tito hinh 3
Tito (người ngồi) là một trong những nhân vật chính trị quyền lực và bí ẩn nhất của thế kỷ XX; Nguồn: oficery.ru

Đầu tháng 6/1945, tình hình trong thành phố và vùng phụ cận căng thẳng cực điểm và bất cứ lúc nào cũng có thể phát triển thành một cuộc chiến tranh quy mô lớn, trong đó, Mỹ và Liên Xô sẽ hành động ở các phía đối đầu nhau. May sao vài ngày sau đó, trước sự ngạc nhiên của thế giới, Tito đã tuyên bố đồng ý để nó nằm dưới sự kiểm soát tạm thời của chính quyền quân sự Đồng minh, được thành lập bởi các quốc gia trong liên minh chống Hitler. Ngày 9/6, Venice-Julia cũ được chia thành Khu A, do lực lượng Anh-Mỹ kiểm soát và B - do Belgrade kiểm soát. Tương lai của tỉnh được cho là được xác định tại thời điểm ký hiệp ước hòa bình với Italia.

Có một số giả thiết về lý do Tito quyết định không vội vàng sát nhập một nước cộng hòa khác vào Nam Tư, mặc dù thực tế là ông ta kiểm soát phần lãnh thổ đó. Theo một trong số đó, mối quan hệ của Tito với Moscow đang xấu đi. Các vấn đề bắt đầu với việc thành lập Cominformburo (Cục Thông tin của các Đảng Cộng sản và Công nhân) - một tổ chức cộng sản quốc tế được cho là để thay thế Comitern bị giải thể - do lãnh đạo cộng sản Nam Tư có quan điểm hoàn toàn khác về sự phát triển của nhà nước, vốn không chủ trương tập thể hóa và công nghiệp hóa đồng loạt.

 

Việc Nam Tư rút khỏi Cominformburo chỉ diễn ra vào năm 1948, nhưng theo một số nhà sử học, vào tháng 5/1945, Moscow bắt đầu ủng hộ các đối thủ của chính phủ "Menshevik" của Tito, được cho là sẽ chia rẽ đảng. Một giả thiết phổ biến khác cũng liên quan đến quan điểm của Kremlin - vẫn hỗ trợ ngoại giao toàn diện cho Nam Tư trong các cuộc đàm phán với các đồng minh phương Tây, nhưng Liên Xônói rõ rằng, sẽ không đứng sau Belgrade nếu xung đột quân sự leo thang. Do đó, Tito đã quyết định “đầu hàng” sớm Phương Tây để có được ít nhất một phần của Venice-Julia nhờ “biết điều”. Và phải nhận thấy rằng, mưu đồ đó đã phát huy tác dụng hoàn hảo.

Trước đó trong lịch sử phương Tây, giải pháp cho vấn đề Trieste được trình bày là chiến thắng đầu tiên của phương Tây trong Chiến tranh Lạnh, nhưng chiến thắng hóa ra lại chỉ là hình thức. Cuối cùng, Italia vẫn giữ lại thành phố Trieste, nhưng gần như toàn bộ lãnh thổ Venice-Julia đã thuộc về Nam Tư. Các nhà sử học hiện đại thường chỉ ra rằng cuộc xung đột ở Trieste là xung đột về mặt địa lý. Kể từ khi báo chí phương Tây đề cập về việc chiếm đóng Trieste, công chúng thực tế đã không nhận thấy rằng trên thực tế, Tito đã nhận được phần của sư tử trên lãnh thổ bị chiếm đóng.

Phần phía nam Venice-Julia, gồm toàn bộ bán đảo Istrian, vào năm 1947, ngay sau khi ký hiệp ước hòa bình với Italia, đã bị sáp nhập vào Cộng hòa Liên bang Croatia. Nó cũng bao gồm thành phố Pula với dân số chủ yếu là người Italia, mặc dù thực tế là nó nằm trong khu vực chiếm đóng của Anh-Mỹ. Phần phía bắc Venice-Julia, ngoại trừ Gorizia và Trieste, "đoàn tụ" với Cộng hòa Liên bang Slovenia. Bị chiếm đóng tạm thời chỉ thành phố Trieste với vùng phụ cận và một dải nhỏ bờ biển của Slovenia và Croatia hiện đại. Theo hiệp ước Italia-Nam Tư năm 1954, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc tuyên bố lãnh thổ này là lãnh thổ tự do của thành phố Trieste.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm