Những điều thú vị về thế giới loài Chuột
Điểm danh những con chuột không có thật khiến triệu người “chết mê“ / Chuột hamster xuất xứ từ đâu?
Là một trong những động vật thông minh nhất
Chuột được các nhà khoa học xếp vào top 10 con vật thông minh nhất hành tinh bên cạnh cá heo, quạ, tinh tinh, voi và con người. Thậm chí các nhà khoa học Pháp còn khẳng định chuột là loài thông minh thứ 3 chỉ sau con người và tinh tinh bởi chúng có hệ gene giống con người đến 85%.
"Chúng có khả năng tiên tri và linh cảm cực kỳ phi thường. Không những thế chúng còn có khả năng thông báo cho đồng loại", Michel Daniel viết.
Chẳng hạn nếu loại thuốc diệt chuột mới được đem ra sử dụng thì chỉ trong vài giờ, tin tức lan truyền qua cộng đồng chuột hữu hiệu đến nỗi không có con nào chịu ăn thức ăn có thuốc. Chuột thường nghi hoặc bất cứ thức ăn nào đặt trong lãnh địa của chúng.
Khi lần đầu gặp mồi mới, chúng chỉ ăn khối lượng để nếu có độc thì cũng chỉ gây ra các triệu chứng mà không gây tử vong. Nếu triệu chứng xảy ra, chuột sẽ tránh chất độc và báo động cho đồng loại không đến gần miếng mồi. Một số loài chuột còn biết giả chết nếu chúng quá sợ hãi và không tìm được đường thoát thân.
Thuộc loài động vật gặm nhấm và được biết đến như loài phá hoại mùa màng, tài sản, chuột không chỉ ăn những gì nuôi sống nó, mà ngay cả những đồ vật không thể ăn được trong nhà như: bê tông, gỗ, dây điện… cũng thường xuyên bị chuột cắn phá? Tại sao vậy? Lý do nằm ở hàm răng của chuột.
Răng phát triển vô hạn
Cũng như các loài gặm nhấm khác, chuột sở hữu bộ răng cửa lớn và sắc. Điều đặc biệt là, những chiếc răng này sẽ liên tục dài ra mà không có một giới hạn hay điểm dừng nào cả. Do đó, để bộ răng cửa không quá dài đến mức vướng víu hay thậm chí là đâm thủng hộp sọ, loài chuột luôn phải mài mòn răng của chúng vào các vật cứng. Tóm lại là nếu không ăn liên tục, chuột sẽ chết.
Đuôi có sức mạnh đáng nể
Đuôi của một con chuột có độ dài gần bằng cả cơ thể nó, giúp chúng giữ thăng bằng khi di chuyển trên cành cây hoặc trên các địa hình chật nhỏ hẹp. Không chỉ vậy, những chiếc đuôi này còn có một sức mạnh đáng nể: có thể kéo hàng tá chuột khác.
Người ta đã thử bỏ đói một bầy chuột mấy ngày, sau đó đặt chậu thức ăn giữa phòng sao cho từ mặt đất chuột không thể tiếp cận được tới chậu để xem chúng làm sao có thể ăn chỗ thức ăn ấy.
Bạn có biết lũ chuột làm gì không? Chúng tự biến mình thành những sợi dây rồi biểu diễn như những diễn viên xiếc nhờ vào những chiếc đuôi đấy! Đầu tiên lũ chuột leo lên xà nhà, con thứ nhất bám chặt xà, cắn đuôi con thứ 2 cho con này buông mình xuống, con thứ 3 leo xuống, thò đuôi cho con thứ 2 cắn rồi buông mình xuống… cứ như thế cho đến khi con cuối cùng chạm chậu thức ăn.
Ăn xong nó bò lên, bám chặt vào xà nhà rồi cắn đuôi con thứ nhất để "sợi dây chuột" dài xuống chậu thức ăn. Chiếc đuôi của những con chuột có sức mạnh đáng nể phải không nào?
Nghe được âm thanh siêu âm
Đổi lại đôi mắt kém tinh tường, chuột sở hữu cho mình một năng lực thính giác trên cả tuyệt vời. Điều đặc biệt ở chỗ đôi tai của loài gặm nhấm này có thể nghe được âm thanh siêu âm. Đi cùng với đó, chuột cũng có thể phát ra thứ âm thanh “không tiếng ồn” này. Chính vì vậy, những con chuột hoàn toàn có thể liên lạc với nhau mà không hề bị chúng ta phát hiện.
Ngủ nhiều, đại tiện cũng nhiều
Loài chuột ngủ nhiều, rất nhiều. Trung bình chúng ngủ 12 tiếng/ ngày, thậm chí lên đến 16 tiếng ở chuột chù. Tuy ngủ nhiều nhưng chúng phóng uế cũng không hề ít. Mỗi con chuột phóng uế từ 70 - 100 lần mỗi ngày. Nhưng có điều đặc biệt là chúng cũng ăn phân của mình để tạo ra chất dinh dưỡng cho cơ thể, điều này xảy ra ở loài chuột nhắt.
Là trung gian truyền bệnh
Chuột thường được biết đến như vật trung gian lây lan trên 35 bệnh. Chúng là vật chủ ưa thích của nhiều loài ngoại ký sinh, trong đó có nhiều loài ngoại ký sinh mang mầm bệnh truyền cho người và gia súc.
Chuột từng gây ra bệnh dịch hạch làm thiệt mạng khoảng 25 triệu người (chiếm ¼ dân số châu Âu giai đoạn từ năm 1347-1351). Vào thời điểm này, những con chuột ở trên các thuyền buôn đã mang theo loài bọ chét chứa vi khuẩn Yersinia pestis (gây bệnh dịch hạch) gieo rắc khắp nơi.
Thảm họa này tái diễn vào tháng 9/1994 tại thành phố Surat của Ấn Ðộ. Sau khi giết chết 50 người, làm 2.500 người khác phải nhập viện, dịch nhanh chóng lan tới nhiều thành phố lớn của Ấn Độ, làm nhiều người chết đến nỗi chính phủ phải đóng cửa trường học, rạp chiếu bóng, chợ búa và những nơi công cộng như ga xe lửa, trạm xe buýt…
Khả năng sinh sản khủng khiếp
Tuy là loài vật thông minh, nhưng chuột quả thực là đáng sợ với cuộc sống của con người, không phải thói quen gặm nhấm tất cả đồ đạc hay là trung gian truyền bệnh mà chính là khả năng sinh sản “khủng khiếp” của chúng.
Theo đó, loài chuột sẽ có thể thụ thai khi chỉ mới 5 tuần tuổi và sinh sản không ngớt, bất kể mùa và khí hậu. Mỗi lứa, chuột có thể đẻ 6-20 con non. Điều đáng nói là cứ mỗi 3 tuần, một con chuột có thể mang thai và sinh đẻ tiếp một lứa. Vì vậy trung bình một năm mỗi con chuột cái có thể đẻ ra 150 chuột con. Rõ ràng nếu con người không tìm cách kiểm soát và tiêu diệt, không biết loài chuột sẽ trở nên khổng lồ đến như thế nào?
Mặc dù vậy, chính loài chuột đã góp phần tạo nên những bước đột phá trong khoa học bởi vì chuột chính là loài vật được sử dụng nhiều nhất trong các thí nghiệm sinh học và tâm sinh lý. Hơn nữa, nhờ sự di chuyển của chuột nhắt, các nhà sử học có thể vẽ sơ đồ di dân của loài người, bởi vì ở đâu có người, ở đó có chuột.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ngư dân bất ngờ vớt được khối gỗ ước tính hơn 3.455 tỷ đồng
Nhặt bừa viên đá chặn cửa nhiều thập kỷ, cụ bà đến khi mất cũng không biết mình từng sở hữu báu vật
Chỉ 4 cao thủ có thể đánh bại Cưu Ma Trí trong Thiên Long Bát Bộ: Ba trong đó là sư huynh đệ
CLIP: Quạ đen phản đòn xuất sắc, hạ gục chim ưng để thoát hiểm
Cận cảnh khu mộ 50 tỷ đồng của vợ cũ vị đại gia nổi tiếng nhất Bình Dương
Cao thủ có con mắt tinh tường nhất của Kim Dung: Cả đời nhận 4 đồ đệ, hai trong đó là đệ nhất thiên hạ