Những đội quân động vật hùng mạnh trong chiến tranh thời xưa
"Phạt cười" - cách tra tấn đáng sợ thời cổ đại: Khi nụ cười có thể gây ra nỗi đau kinh hoàng cho các phạm nhân / 7 sự thật lịch sử ít người biết: Có tiết lộ cả "máy bay ném bom" thời Thế chiến II của Mỹ
Trong lịch sử quân sự thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, có không ít động vật đã được con người sử dụng trong chiến trận.
Ngoài một số loài vật quen thuộc như voi, ngựa, lạc đà… đã bao giờ bạn nghe đến chuyện rắn tấn công thuyền địch, hay bộ đội Việt Nam ta dùng ong để khiến kẻ thù khiếp sợ như thế nào chưa?
Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những “chiến binh” động vật có 1-0-2 trong lịch sử. Tuy ít được biết đến nhưng thực tế, chúng đã từng góp công lao không hề nhỏ trong các chiến thắng vĩ đại của thế giới.
1. Lính cận chiến chó
Từ lâu, loài chó đã giúp đỡ con người trong rất nhiều việc từ giữa nhà, cứu hộ đến cảnh sát… nhưng ít khi được dùng như là một vũ khí trong chiến tranh.
Tuy nhiên, với người Hy Lạp cổ đại thì chó từng là những “chiến binh” đầy sức mạnh trên chiến trường.
Trong thế kỷ thứ VII TCN, một thành bang của Hy Lạp là Magnesia đã bổ sung vào quân đội của họ những chú chó kích thước lớn, có thể nặng tới 113kg.
Với sự hung dữ của mình, những “chiến binh” chó sẽ đóng vai trò tiên phong tấn công làm rối loạn đội hình của quân địch giúp các binh sĩ theo sau tận dụng sự hỗn loạn để có thể dễ dàng đánh bại kẻ thù.
Việc sử dụng những chú chó với mục đích này hiện nay nghe có vẻ khá tàn nhẫn, nhưng vào thời điểm đó chúng đã được đối đãi công bằng như bao người lính khác, thậm chí còn được trang bị áo giáp gai để bảo vệ cơ thể trong các trận chiến.
2. Lính biệt kích rắn
Trong lịch sử quân sự thế giới, Hannibal (247 - 182 TCN) được xem là một trong những tướng quân vĩ đại nhất khi tài năng quân sự của ông đã làm khiếp sợ cả đế chế La Mã.
Một trong những chiến lược nổi tiếng nhất của Hannibal là dẫn đoàn voi chiến vượt dãy Alps để tấn công thành Rome từ phía sau, kì tích không tưởng vào thời đó.
Tuy nhiên, chiến lược sáng tạo và kỳ lạ nhất của ông thì còn cao tay hơn thế.
Theo các tài liệu lịch sử, sau khi kết thúc cuộc chiến tranh Punic với La Mã, Hannibal đã tiến hành một cuộc chiến khác chống lại vua Eumenes II của đế quốc Pergamon.
Đây là một trận thủy chiến mà lực lượng Hannibal chỉ huy ít hơn nhiều so với đối thủ. Để chiến thắng, ông đã nghĩ ra một diệu kế.
Trước khi bước vào trận chiến, Hannibal đã quan sát kĩ để tìm ra chiến thuyền của vua Eumenes. Khi cuộc chiến bắt đầu, thuyền của Hannibal đã bỏ qua những thuyền chiến còn lại và nhanh chóng tiếp cận thuyền của Eumenes.
Khi đã ở trong khoảng cách phù hợp, ông lập tức ra lệnh phóng những bình chứa đầy rắn độc lên thuyền chỉ huy. Điều đó khiến vua Eumenes hoảng sợ và quay thuyền bỏ chạy, kéo theo những chiếc tàu chiến còn lại.
3. Lực lượng tuần tra chim ưng
Trước khi hệ thống thông tin liên lạc phát triển như ngày nay, một trong những “người đưa tin” hiệu quả nhất trong chiến trận là chim bồ câu.
Trong Chiến tranh thế giới thứ II, quân đội Anh đã sử dụng 250.000 chú chim bồ câu để truyền tin đến những người lính ở phía sau chiến tuyến của quân Đức.
Đây là một chiến thuật hoàn hảo vì mỗi chú chim bồ câu được huấn luyện có thể bay 1.800km đến chính xác vị trí được chỉ định.
Một lợi thế khác là chúng khó bị phát hiện và nghe lén như việc liên lạc bằng sóng radio.
Tuy nhiên, người Đức cũng nhận ra những ưu điểm của phương pháp này và đã tương kế tựu kế, lập hẳn một đội quân bồ câu phục vụ cho chiến dịch xâm lược nước Anh.
Để đối phó, người Anh huấn luyện một lực lượng nhỏ chim ưng nhằm đánh chặn đội quân bồ câu của Đức quốc xã. Những chú chim ưng này sẽ bay tuần tra quanh bờ biển và tấn công bất cứ “kẻ xâm nhập” có cánh nào.
Ý tưởng dùng chim ưng này đã đem lại thắng lợi cho quân đội Anh trên mặt trận thông tin liên lạc khi rất nhiều chiến sĩ bồ câu của quân Đức đã bị đánh bại và ít nhất có hai con chim bồ câu của Đức đã bị bắt làm “tù binh” bởi lực lượng chim ưng tuần tra này.
4. Lính không quân ong vò vẽ
Loài ong từ lâu đã được sử dụng như một vũ khí để gây ra sự hoảng loạn cho kẻ thù trong lịch sử quân sự thế giới.
Tuy nhiên đó là vào thời Trung Cổ, còn trong chiến tranh hiện đại với súng đạn tiên tiến thì có lẽ ít người nghĩ rằng chúng vẫn là một vũ khí đáng gờm.
Vậy mà với tài trí của quân dân Việt Nam, thứ vũ khí độc đáo này đã được tái sử dụng một cách tài tình trong kháng chiến chống Mỹ.
Vào khoảng năm 1962, ở Bến Tre, chiến sĩ du kích Nguyễn Văn Tư (1935-1964), đã sáng tạo ra cách đánh địch bằng ong vò vẽ phối hợp với trận địa chông, mìn, gây cho kẻ địch nhiều tổn thất đáng kể.
Trận địa ong vò vẽ được ông thiết kế một cách công phu. Theo đó, ong được bắt về điểm sẽ xây trận địa từ lúc tổ còn nhỏ, hàng ngày được nuôi bằng thịt trâu, bò để tổ mau lớn.
Bên cạnh tổ ong, ông cho thiết kế trận địa gồm hầm chông, mìn, và cắm cọc nhọn dày đặc dưới các mương gần đó.
Khi quân địch đã lọt vào “ổ”, từ xa ông Tư sẽ giật dây phá vỡ tổ khiến ong bay ra tấn công tới tấp, làm địch hoảng loạn, không biết xung quanh đã được bố trí trận địa:
Hệ quả là quân địch kẻ thì rớt xuống hầm chông, kẻ rơi vào điểm có cài mìn, hoặc nếu nhảy xuống mương để trốn thoát thì lại dính phải chông bên dưới.
Trận địa này của ông Tư đã tiêu diệt rất nhiều quân địch và khiến các cuộc hành quân càn quét của kẻ thù thất bại.
Ngoài ra ở Cần Thơ, nhân dân còn sáng tạo ra một kiểu đánh giặc khác. Người dân bắt ong về nuôi, hàng ngày đem áo, khăn của mình ra treo ở gần tổ ong khiến ong quen mùi xem như người quen nên khi lại gần tổ ong sẽ không sao.
Nhưng khi quân Mỹ càn tới, ong thấy mùi lạ thì xông ra chích tới tấp khiến binh lính Mỹ phải bỏ chạy tán loạn.
5. Lính thủy quân cá heo
Kể từ thập niên 1960, Hải quân Mỹ đã thành lập một nhánh riêng nhằm nghiên cứu và đào tạo các sinh vật biển cho mục đích quân sự.
Và một trong những ứng cử viên sáng giá là cá heo, bởi tài bơi lội và trí thông minh của chúng.
Nhiệm vụ thông thường của cá heo là thăm dò mìn và thủy lôi ở dưới nước và sau đó cảnh báo cho các tàu tuần tra về mối nguy hiểm.
Khi cần thiết, các chú cá heo còn có thể được trang bị thêm vũ khí để tấn công người nhái đối phương xâm nhập vào vùng chúng kiểm soát.
Liên Xô cũng từng thành lập một đơn vị cá heo để phát hiện và tấn công tàu chiến kẻ địch bằng cách dạy chúng phân biệt các tiếng động của chân vịt gây ra dưới nước.
Năm 2000, một số chú cá heo này được quân đội Nga bán cho Hải quân Iran nhằm kiểm soát vùng Vịnh Ba Tư và được gọi một cách hóm hỉnh là những chú “lính đánh thuê”.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loài cá Việt Nam suýt bị tuyệt chủng, giờ hồi sinh kỳ diệu, là món đặc sản trị giá hàng triệu đồng
Có 1 món loại pháp thuật Bồ Đề Tổ Sư không truyền cho Tôn Ngộ Không, ngẫm lại thấy quá đúng đắn
Đây chính là vũ khí mạnh nhất Tây Du Ký: Tôn Ngộ Không phải đi cầu cứu, Phật Tổ Như Lai cũng bị đả thương
Xem Tây Du Ký hàng chục năm chưa chắc trả lời được câu hỏi 'Tôn Ngộ Không có phải yêu quái không?'
7 cái tên của Tôn Ngộ Không ngay cả fan 38 năm cũng nhiều người không thể liệt kê hết
Tây Du Ký 1986: Trước khi trở thành huynh đệ, Trư Bát Giới từng 'ghi thù' Tôn Ngộ Không 1 chuyện suốt hơn 500 năm