Những đội quân "quỷ dữ" có thật trong lịch sử thế giới
Giải mã vũ khí giúp đội quân La Mã cổ đại "bất khả chiến bại" trên chiến trường / Bí ẩn ít biết về "Kỵ binh bay" - đội quân huyền thoại của người Ba Lan
Quân đoàn "quỷ dữ" là cách người ta gọi một số ít những đội quân chiến đấu tinh nhuệ, vững vàng và không chùn bước trước kẻ thù. Một trong số những đội quân như vậy từng được đạo diễn Zack Snyder đưa lên màn ảnh lớn với tên gọi "300 chiến binh". Tuy nhiên, những đội quân "quỷ dữ" trong thực tế còn đáng sợ hơn phim ảnh.
Đội quân Bất tử (Immortal) của đế chế Ba Tư
Dù phim 300 chiến binh là một sản phẩm giải trí hư cấu, nhưng trong thực tế, Ba Tư quả thực từng có một đội quân đặc biệt với tên gọi Immortal. Sử gia người Hy Lạp - Herodotus đã gọi đội quân này là Immortal vì hai lý do: thứ nhất quân số luôn duy trì ở mức 10.000 người, mỗi khi có ai chết hoặc không thể chiến đấu thì sẽ thay thế bằng người khác; thứ hai, để tôn vinh các chiến binh Hy Lạp – đối thủ chính của Immortal. Vì trong mọi hoàn cảnh đội quân không thêm không bớt nên đối thủ thời bấy giờ đã nhầm tưởng rằng Immortal thực sự là những kẻ bất tử, chết đi rồi lại hồi sinh.
Tuy nhiên, trong thực tế, đội quân Immortal được trang bị rất nghèo nàn. 9000 người cầm ngọn giáo với phần đầu gắn hình tròn giống quả lựu làm bằng bạc, 1000 người còn lại cầm giáo có gắn quả lựu làm bằng vàng. Họ thậm chí còn không được trang bị áo giáp mà chỉ mặc quần áo vải bình thường. Dù vậy, tinh thần chiến đấu dũng cảm của Immortal là điều khiến các sử gia phải kinh ngạc.
Đội quân Keshigten của Đế quốc Mông Cổ
Một đội quân khác cũng được xưng tụng bất tử trong lịch sử với đặc điểm luôn đeo mặt nạ ra trận là Keshigten – Khả Hãn Hộ Vệ của Đế quốc Mông Cổ. Chỉ những chiến binh giỏi nhất, trung thành nhất mới được gia nhập vào Keshigten. Không chỉ được trang bị đến tận chân răng, các chiến binh này còn được trò chuyện và học hỏi từ chính Đại Hán của mình. Một trong số những tướng lĩnh dũng mãnh nổi tiếng thế giới của đế quốc Mông Cổ là Tốc Bất Đài cũng xuất thân từ đội quân này.
Keshigten gây ra nối khiếp sợ trên chiến trường châu Âu vì khả năng chiến đấu cao và chiến đấu theo một nguyên tắc duy nhất: nhất định phải thắng trận. Vì vậy, họ được quyền tháo chạy để dành cơ hội chiến thắng lần sau chứ không chiến đấu để mất mạng. Ban đầu đội quân Keshigten chỉ có khoảng hơn 1000 người, nhưng đến thời Hốt Tất Liệt, con số đã lên tới hơn 12.000.
Đội quân Athanatoi của Đế chế Byzantine
Nếu người Ba Tư và Mông Cổ không nhận mình là bất tử mà được các sử gia dành cho danh xưng nghe khá kêu này, thì người Byzantine làm điều ngược lại. Họ xây dựng một đội quân có tên Athanatoi (Không thể chết).
Tên gọi này bắt nguồn từ câu chuyện khi hoàng đế Alexios I của Byzantine tham gia trận chiến Dyrrakhion nhằm chống lại người Norman vào năm 1081. Alexios gần như bị ngã ngựa, ông chỉ còn dính trên lưng ngựa nhờ bộ yên cương mắc vào người.
Ba kỵ binh Norman xông đến đâm thương vào người Alexios, thế nhưng vị hoàng đế chẳng mảy may chút thương tật nào. Sở dĩ Alexios "mình đồng da sắt" như vậy là nhờ vào bộ giáp sắt bền chắc nhất trong lịch sử quân sự - Áo giáp Athanatoi. Bộ giáp gồm 4 lớp, với Zava (lớp bông nén), Lorikion Alysidoton (giáp bằng lưới sắt), Klivanion (giáp sắt bọc ngực và các phần xung quanh) và Kremesmata (loại giáp sắt phủ toàn thân giống như váy dài). Kỹ thuật làm áo giáp của người Byzantine chất lượng đến nỗi người ta tin rằng nó có cả khả năng kháng đạn nếu được dùng ở thời hiện đại.
Chẳng những có giáp hộ thân, ngay cả ngựa cưỡi của các Athanatoi cũng được trang bị giáp thép bọc toàn thân, khiến chúng trở nên bất tử trên chiến trường.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Profile khủng của sĩ quan Công an Việt Nam đầu tiên làm Chánh Văn phòng cố vấn Cảnh sát LHQ ở New York
Khám phá loài động vật có khả năng đi lộn ngược 180 độ trên cây, hạ gục con mồi bằng chiêu tuyệt đỉnh
Gấu nước là gì mà gần như không thể tiêu diệt kể cả đốt cháy, đóng băng ở nhiệt độ âm 200 độ
Nổi tiếng đa nghi, tại sao Tào Tháo lại đặt trọn niềm tin vào Hạ Hầu Đôn?
Sắn có chứa chất độc nhưng người dân châu Phi vẫn trồng với số lượng rất lớn, không sợ ngộ độc vì ăn sắn hàng ngày sao?
CLIP: 'Đơn thương độc mã', linh cẩu 'tung chiêu độc' hạ gục linh dương trong vòng '1 nốt nhạc'