Những động vật "cô đơn" nhất thế giới
Khám phá 10 rạn san hô nổi tiếng trên thế giới / Ngắm nhìn những khu vườn bách thảo đẹp nhất nước Mỹ
Cá voi 52 Hz. Cá voi 52 Hz được xem là loài cá voi đơn độc nhất trên thế giới. Trong khi những chú cá voi khác có tần số âm thanh từ 10 - 39 Hz thì chú cá voi này có tần số là 52 Hz, nghĩa là không có con cá voi nào có thể nghe thấy âm thanh của nó. Sống trong đại dương rộng lớn nhưng không có người bạn nào, cá voi 52 Hz chắc chắn là một trong những sinh vật đơn độc nhất thế giới.
Lonesome George là một con rùa đảo Pinta đực và là cá thể cuối cùng được biết đến của loài này. Trong những năm cuối đời, chú rùa này được biết đến là sinh vật hiếm nhất trên thế giới. George được phát hiện vào năm 1972 và được coi như một điều kỳ lạ vì đồng loại của nó được cho là đã tuyệt chủng. George đã 60 tuổi và được đưa đến một vườn thú. George được cho giao phối với các loài phụ khác nhưng không thành công. Chú rùa đã chết vào năm 2012.
Ếch Toughie. Toughie là tên của một chú ếch được biết đến như là cá thể cuối cùng của loài ếch Rabbs, loài thường được tìm thấy trong rừng mưa ở Panama. Toughie được nhốt trong lồng để bảo vệ khỏi một dịch bệnh lây lan rộng đã giết chết loài ếch này. Tuy nhiên, chú ếch này được cho là phải sống trong một chiếc thùng tối tăm, cách xa một khu rừng mưa. Toughie đã sống một mình trong 7 năm.
Tê giác Sudan. Sudan, một loài tê giác trắng phương bắc, được đưa đến Khu bảo tồn Ol Pejeta ở Laikipia, Kenya vào năm 2009, cùng với một con đực và hai con cái khác, tất cả đều thoát khỏi nạn săn trộm hàng loạt. Khi con đực còn lại đã chết vào năm 2014, nỗ lực bảo tồn loài tê giác trắng đổ dồn về Sudan. Do tuổi đã cao, Sudan bị suy giảm số lượng tinh trùng và chân sau yếu đi, khiến nó gặp khó khăn trong việc giao phối với con cái. Sudan đã qua đời vào năm 2018 vì sức khỏe suy yếu.
Cá Mangarahara. Loài cá có ngoại hình xấu xí, được nuôi ở vườn thú London. Sau mọi nỗ lực, vườn thú vẫn không thể tìm được bạn đời cho chúng. Cá Mangarahara cichlid, thuộc loài Madagascar, đã biến mất khỏi tự nhiên vì xây dựng các đập thủy điện trên sông Mangarahara. Hai con còn sót lại đều là con đực. Cho đến nay hai chú cá Mangarahara cichlid đực đã sống 12 năm ở vườn thú London.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính