Những hình ảnh báo động về "ngày tận thế" của Trái Đất
Các nhà khoa học xác định thời điểm xảy ra 'ngày tận thế' của địa cầu / Bí ẩn ngày tận thế: Những lời tiên tri hụt, không xảy ra như dự đoán
Sự ấm nóng lên toàn cầu không phải là thứ duy nhất gây lo lắng. Dân số quá đông, nạn ô nhiễm, việc săn bắt trộm và hoạt động khai thác mỏ chỉ là một vài trong số những tác động của con người, đang khiến Trái Đất trở nên tàn tạ và bị hủy hoại nghiêm trọng.
Nhằm nâng cao nhận thức của công luận về các vấn đề đang đe dọa sự sống trên hành tinh này, Quỹ bảo vệ thiên nhiên Deep Ecology phối hợp với Trung tâm truyền thông dân số Mỹ đã cho công bố hàng loạt bức ảnh ấn tượng, hé lộ sự phá hoại lan tràn khắp nơi của con người đối với cả bầu trời, mặt đất và các đại dương của Trái Đất.
Một người đang lướt sóng trên mặt biển đầy rác thải, ở một vịnh xa xôi ngoài khơi đảo Java thuộc Indonesia. Đây là hòn đảo đông dân nhất thế giới.
Ô nhiễm không khí với CO2 và hơi nước bốc lên từ ống khói của một nhà máy nhiệt điện ở Anh.
Ở cả Bắc cực và Nam cực, băng đang co rút do sự ấm nóng lên toàn cầu. Trong ảnh là các dòng nước tan chảy từ chỏm băng ở Svalbard, Na Uy.
Việc hút cạn kiệt các mỏ dầu được coi là một hành động khai thác môi trường quá mức. Ảnh chụp tại khu vực mỏ dầu sông Kern, bang California, Mỹ.
Các vịnh hẹp phía tây ở Svalbard, Na Uy, vốn thường đóng băng vào mùa đông, đã không có băng bao phủ suốt mùa đông vừa qua. Con gấu Bắc cực này đã đi về phía bắc để tìm kiếm vùng băng thích hợp trên biển để săn mồi. Tuy nhiên, do không tìm thấy thứ gì để ăn, con vật này cuối cùng đã gục ngã và chết đói.
Thảm họa kép động đất - sóng thần năm 2011 đã dẫn đến sự cố tan chảy hạt nhân ở nhà máy điện nguyên tử Fukushima Daiichi ở Nhật, làm rúng động thế giới. Ít được biết đến hơn là sự hủy hoại của sóng thần đối với cơ sơ hạ tầng năng lượng hóa thạch của Nhật, kể cả cơ sở này (trong ảnh) gần Tokyo.
Những chiếc lốp hỏng bị vứt bỏ ở một bãi rác trên sa mạc ở Nevada, Mỹ.
Mỏ Mir ở Nga hiện là mỏ kim cương đang được khai thác lớn nhất thế giới.
Hình ảnh những ngọn núi, quả đồi trơ trọi vì bị tàn phá rừng trên đảo Vancouver, Canada.
Lượng lớn rác thải từ máy tính lỗi thời và các đồ điện tử khác đang được vận chuyển tới các nước đang phát triển, chẳng hạn như Ghana (ảnh), để phân loại và/hoặc vứt bỏ.
Là một trong những nước dễ bị tổn thương nhất trên Trái Đất do sự biến đổi khí hậu, quần đảo Maldive đang bị mực nước biển dâng cao đe dọa và thậm chí có nguy cơ biến mất vào cuối thế kỷ này.
Hình ảnh chụp từ trên cao về thành phố New Delhi của Ấn Độ với dân số 22 triệu, mật độ 11.297người/km2.
Trên rạn san hô vòng Midway ở bắc Thái Bình Dương của Mỹ, cách xa các trung tâm thương mại của thế giới, xác một con chim hải âu chết vì ăn quá nhiều rác thải nhựa của con người, đang phân hủy trên bãi biển. Đây là cảnh tượng phổ biến trên hòn đảo xa xôi này.
Các nhà kính được xây dựng san sát nhau, trải dài ngút tầm mắt ở Almeria, Tây Ban Nha.
Các cây trong rừng quốc gia Willamette ở bang Oregon, Mỹ bị đốn hạ để nhường chỗ cho dự án phát triển hồ chứa nước.
Thành phố Los Angeles, bang California tiêu biểu cho nền văn hóa tiêu xài và phụ thuộc và xe hơi của Mỹ. Khí thải xe hơi và các nhà máy được cho là một trong những yếu tố chính góp phần dẫn tới sự nóng lên toàn cầu.
Hình ảnh chụp từ trên cao cho thấy hoạt động khai mỏ quy mô lớn ở Alberta, Canada.
Các đám cháy rừng ngày càng thường xuyên và với mức độ ngày càng dữ dội, giống như sự cố trong ảnh ở bang Arizona, Mỹ, là một hậu quả khác của Trái Đất đang nóng lên.
Các lò nung gạch hoạt động hết công suất bên cạnh một bãi rác khổng lồ ở Bangladesh.
Một người chăn cừu không thể chịu nổi mùi ô nhiễm của sông Hoàng Hà ở khu vực Nội Mông, Trung Quốc.
Xác của một con voi đã bị những kẻ săn bắt trộm giết chết để lấy ngà ở miền bắc Kenya.
Mạng lưới giao thông toàn cầu, đặc biệt trong lĩnh vực hàng không, là một nguyên nhân chính dẫn đến sự ô nhiễm không khí và việc phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính.
Trâu bò đang gặm cỏ gần cánh rừng Amazon đang bốc cháy ở Brazil.
Không một khoảng không nào bị bỏ trống. Trong ảnh là Mexico City của Mexico, thành phố với 20 triệu dân và mật độ dân số lên tới 63.700 người/km2.
Nhà chức trách thu hồi một bộ da hổ từ tay những kẻ săn bắt trộm ở Siberia, Nga.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Đang nghỉ trưa, báo đốm bị sư tử đực 'ghé thăm' và cái kết bất ngờ
Tại sao thái giám lại để quả ké đầu ngựa trong đế giày khi phục vụ Hoàng đế và các phi tần?
CLIP: Hươu cao cổ tung cú đá "trời giáng", sư tử phải trả giá đắt
Đang đi lang thang, người đàn ông bất ngờ nhặt được cục vàng 1,4 kg
CLIP: Voi nghĩa hiệp cứu tê giác khỏi nanh vuốt của sư sử nhưng nhìn lại cái kết mới 'sốc'
Chân dung Hoàng đế Chu Nguyên Chương được vẽ bằng Al, hậu thế hoang mang: Đâu mới là thật?