Khám phá

Những hình ảnh đáng nhớ trong cuộc đời nhà hoạt động nhân quyền Luther King

Mục sư Martin Luther King là một trong những nhà hoạt động nhân quyền có tầm ảnh hưởng lớn nhất nước Mỹ. Trong suốt cuộc đời của mình, ông King đã đấu tranh vì lí tưởng và ghi dấu ấn đặc biệt vào lịch sử nhân loại.

Những hình ảnh tình cờ và đầy thú vị của "mẹ" thiên nhiên / Những hình ảnh ghê rợn vô tình được phát hiện bởi Google

Mục sư Martin Luther King Jr. nói chuyện với một đám đông trong một cuộc họp ở thành phố Montgomery, bang Alabama, vào năm 1955. Mục sư King đã dẫn đầu một phong trào gây sức ép buộc chính phủ Mỹ chấm dứt tình trạng phân biệt chủng tộc. Ông đã dành năm cuối cùng của cuộc đời để lên án nạn phân biệt chủng tộc, nghèo đói và chiến tranh. Ảnh: AP
Mục sư Martin Luther King Jr. nói chuyện với một đám đông trong một cuộc họp ở thành phố Montgomery, bang Alabama, vào năm 1955. Mục sư King đã dẫn đầu một phong trào gây sức ép buộc chính phủ Mỹ chấm dứt tình trạng phân biệt chủng tộc. Ông đã dành năm cuối cùng của cuộc đời để lên án nạn phân biệt chủng tộc, nghèo đói và chiến tranh. Ảnh: AP.
Mục sư King cùng với mục sư Ralph D. Abernathy (giữa) tại Montgomery ngày 23/2/1956. Các nhà hoạt động nhân quyền đã bị bắt vì khởi xướng phong trào tẩy chay xe buýt trong thành phố.Hoạt động này nhằm phản đối việc cảnh sát bắt phạt một phụ nữ da đen do bà không nhường chỗ cho hành khách da trắng. Ảnh: AP
Mục sư King cùng với mục sư Ralph D. Abernathy (giữa) tại Montgomery ngày 23/2/1956. Các nhà hoạt động nhân quyền đã bị bắt vì khởi xướng phong trào tẩy chay xe buýt trong thành phố.Hoạt động này nhằm phản đối việc cảnh sát bắt phạt một phụ nữ da đen do bà không nhường chỗ cho hành khách da trắng. Ảnh: AP.
Vợ của mục sư King, Coretta, chào đón chồng sau khi ông rời tòa án ở Montgomery ngày 22/3/1956. Ảnh: AP
Vợ của mục sư King, Coretta, chào đón chồng sau khi ông rời tòa án ở Montgomery ngày 22/3/1956. Ảnh: AP.
Mục sư King diễn thuyết vào ngày 13/5/1956 tại thành phố Montgomery, bang Alabama. Ảnh: Getty Images
Mục sư King diễn thuyết vào ngày 13/5/1956 tại thành phố Montgomery, bang Alabama. Ảnh: Getty Images.
Ngày 17/5/1957, ông Martin Luther King Jr. diễn thuyết trước30.000 người trong cuộc hành hương cầu nguyện cho tự do (Prayer Pilgirmage for Freedom) tại thủ đô Washington. Ảnh:Getty Images
Ngày 17/5/1957, ông Martin Luther King Jr. diễn thuyết trước30.000 người trong cuộc hành hương cầu nguyện cho tự do (Prayer Pilgirmage for Freedom) tại thủ đô Washington. Ảnh:Getty Images
Mục sư King tại nhà riêng ở Montgomery, Alabama vào tháng 5/1956. Ảnh:Getty Images
Mục sư King tại nhà riêng ở Montgomery, Alabama vào tháng 5/1956. Ảnh:Getty Images.
Ông King và mục sư Ralph Abernathy (ở hàng trên, bên trái) là một trong những người đầu tiên đi xe buýt sau khi Tòa án Tối cao Mỹ ra phán quyếtxóa bỏ phân biệt đối xử với hành khách đi xe buýt, có hiệu lực từ ngày 21/12/1956. Ảnh: AP
Ông King và mục sư Ralph Abernathy (ở hàng trên, bên trái) là một trong những người đầu tiên đi xe buýt sau khi Tòa án Tối cao Mỹ ra phán quyếtxóa bỏ phân biệt đối xử với hành khách đi xe buýt, có hiệu lực từ ngày 21/12/1956. Ảnh: AP
Mục sư King hát từ biệt sau khi mãn hạn tù ở Albany, Georgia vào ngày 31/8/1962. Ông King nằm trong số 75 người, phần lớn là mục sư, bị bắt vì tổ chức lễ cầu nguyện trước Tòa thị chính để phản đối phân biệt chủng tộc. Ảnh: AP
Mục sư King hát từ biệt sau khi mãn hạn tù ở Albany, Georgia vào ngày 31/8/1962. Ông King nằm trong số 75 người, phần lớn là mục sư, bị bắt vì tổ chức lễ cầu nguyện trước Tòa thị chính để phản đối phân biệt chủng tộc. Ảnh: AP
Ông King và vợ, Coretta, cùng ba người con tại ngôi nhà ở Atlanta ngày 17/3/1963. Từ trái qua: Con trai Martin Luther King III, con trai Dexter Scott và con gái Yolanda Denise. Ảnh: AP
Ông King và vợ, Coretta, cùng ba người con tại ngôi nhà ở Atlanta ngày 17/3/1963. Từ trái qua: Con trai Martin Luther King III, con trai Dexter Scott và con gái Yolanda Denise. Ảnh: AP.
Ngày28/8/1963, ông King đọc bài diễn văn "I have a dream" (Tôi có một giấc mơ) từ những bậc thềm củaĐài Tưởng niệm Lincolntrong cuộcTuần hành đến Washington vì Việc làm và Tự do. Ảnh: Getty Images
Ngày28/8/1963, ông King đọc bài diễn văn "I have a dream" (Tôi có một giấc mơ) từ những bậc thềm củaĐài Tưởng niệm Lincolntrong cuộcTuần hành đến Washington vì Việc làm và Tự do. Ảnh: Getty Images.
Đám đông tập trung tại Đài tưởng niệm Lincoln để theo dõi bài phát biểu "Tôi có một giấc mơ" của mục sư King vào ngày 28/8/1963. Ảnh: AP
Đám đông tập trung tại Đài tưởng niệm Lincoln để theo dõi bài phát biểu "Tôi có một giấc mơ" của mục sư King vào ngày 28/8/1963. Ảnh: AP
Ông King ngồi sau xe cảnh sát khi bị đưa trở lại nhà tù ở Saint Augustine, bang Florida, sau khi làm chứng trước bồi thẩm đoàn về tình trạng bất ổn chủng tộc ở thành phố ngày 12/6/1964. Ảnh: AP
Ông King ngồi sau xe cảnh sát khi bị đưa trở lại nhà tù ở Saint Augustine, bang Florida, sau khi làm chứng trước bồi thẩm đoàn về tình trạng bất ổn chủng tộc ở thành phố ngày 12/6/1964. Ảnh: AP
Ông King lau mồ hôi trong một cuộc họp báo ở Saint Augustine, Florida ngày 17/6/1964. Ảnh: AP
Ông King lau mồ hôi trong một cuộc họp báo ở Saint Augustine, Florida ngày 17/6/1964. Ảnh: AP.
Tổng thống Lyndon B. Johnson trao bút cho ông King sau khi ký Đạo luật Dân quyền mang tính bước ngoặt vào ngày 2/7/1964 tại Nhà Trắng. Đạo luật này cấm phân biệt đối xử về chủng tộc, màu da, tôn giáo, giới tính hoặc quốc gia. Ảnh: Getty Images
Tổng thống Lyndon B. Johnson trao bút cho ông King sau khi ký Đạo luật Dân quyền mang tính bước ngoặt vào ngày 2/7/1964 tại Nhà Trắng. Đạo luật này cấm phân biệt đối xử về chủng tộc, màu da, tôn giáo, giới tính hoặc quốc gia. Ảnh: Getty Images.
Ông King và vợ Coretta đến trường Đại học Oslo vào ngày 11/12/1964 để đọc diễn văn nhận giải sau khi đoạt giải Nobel Hòa bình. Ảnh: AP
Ông King và vợ Coretta đến trường Đại học Oslo vào ngày 11/12/1964 để đọc diễn văn nhận giải sau khi đoạt giải Nobel Hòa bình. Ảnh: AP.
Mục sư King dẫn đầu một nhóm các bộ trưởng đến tòa án trong một cuộc vận động cử tri ở Selma, Alabama ngày 15/2/1965. Ảnh: AP
Mục sư King dẫn đầu một nhóm các bộ trưởng đến tòa án trong một cuộc vận động cử tri ở Selma, Alabama ngày 15/2/1965. Ảnh: AP.
Ông King dẫn đầu một đám rước trong lễ tang Jimmy Lee Jackson ở Marion, Alabama ngày 1/3/1965. Ảnh: AP
Ông King dẫn đầu một đám rước trong lễ tang Jimmy Lee Jackson ở Marion, Alabama ngày 1/3/1965. Ảnh: AP.
Nhà hoạt động nhân quyền King bắt tay với các nhà lãnh đạo người Mỹ gốc Phi và hát ca khúc "We Shall Overcome" tại nhà thờ ở Selma, Alabama ngày 9/3/1965. Ảnh: AP
Nhà hoạt động nhân quyền King bắt tay với các nhà lãnh đạo người Mỹ gốc Phi và hát ca khúc "We Shall Overcome" tại nhà thờ ở Selma, Alabama ngày 9/3/1965. Ảnh: AP.
Ông King dẫn đầu một nhóm tuần hành đến thành phố Montgomery kêu gọi quyền đăng ký cử tri cho người Mỹ gốc Phi vào ngày 21/3/1965. Ảnh: AP
Ông King dẫn đầu một nhóm tuần hành đến thành phố Montgomery kêu gọi quyền đăng ký cử tri cho người Mỹ gốc Phi vào ngày 21/3/1965. Ảnh: AP.
Nhà hoạt động nhân quyền phát biểu tại thị trấn Eutaw, bang Alabama vào tháng 6/1965. Ảnh: AP
Nhà hoạt động nhân quyền phát biểu tại thị trấn Eutaw, bang Alabama vào tháng 6/1965. Ảnh: AP.
Ông King gọi điện cho các trợ lý khi dừng chân ở Miami vào ngày 14/8/1965. Ảnh: AP
Ông King gọi điện cho các trợ lý khi dừng chân ở Miami vào ngày 14/8/1965. Ảnh: AP.
Mục sư King cùng Tổng thống Lyndon B. Johnson tại Nhà Trắng vào ngày 18/3/1966. Ảnh:Getty Images
Mục sư King cùng Tổng thống Lyndon B. Johnson tại Nhà Trắng vào ngày 18/3/1966. Ảnh:Getty Images.
Ông King bắt tay đám đông sau khi phát biểu trong một cuộc vận động ở Lisman, Alabama ngày 30/4/1966. Lisman là 1 trong 9 điểm dừng chân của ông ở Alabama trong nỗ lực thống nhất phiếu bầu của người Mỹ gốc Phi trước cuộc bầu cử sơ bộ ở tiểu bang này. Ảnh: AP
Ông King bắt tay đám đông sau khi phát biểu trong một cuộc vận động ở Lisman, Alabama ngày 30/4/1966. Lisman là 1 trong 9 điểm dừng chân của ông ở Alabama trong nỗ lực thống nhất phiếu bầu của người Mỹ gốc Phi trước cuộc bầu cử sơ bộ ở tiểu bang này. Ảnh: AP.
Mục sư King bị cảnh sát tuần tra chặn lại trong cuộc tuần hành "March Against Fear"dài hơn 350km từ thành phố Memphis, bang Tennessee đến thành phố Jackson, bang Mississippi, vào ngày 8/6/1966. Ảnh:Getty Images
Mục sư King bị cảnh sát tuần tra chặn lại trong cuộc tuần hành "March Against Fear"dài hơn 350km từ thành phố Memphis, bang Tennessee đến thành phố Jackson, bang Mississippi, vào ngày 8/6/1966. Ảnh:Getty Images.
Mục sư King trên ban công của khách sạn Lorraine ở thành phố Memphis vào ngày 3/4/1968, một ngày trước khi ông bị ám sát. Ảnh: AP
Mục sư King trên ban công của khách sạn Lorraine ở thành phố Memphis vào ngày 3/4/1968, một ngày trước khi ông bị ám sát. Ảnh: AP.
Mục sư King bị ám sát khi đang đứng trước ban công tại khách sạnLorrainevào ngày 4/4/1968. Khi nghe thấy tiếng súng, những người bạn đã vội chạy ra ban công, nhìn thấy ông nằm bất động trong vũng máu. Mục sư King qua đời ở tuổi 39. Ảnh:Getty Images
Mục sư King bị ám sát khi đang đứng trước ban công tại khách sạnLorrainevào ngày 4/4/1968. Khi nghe thấy tiếng súng, những người bạn đã vội chạy ra ban công, nhìn thấy ông nằm bất động trong vũng máu. Mục sư King qua đời ở tuổi 39. Ảnh:Getty Images.
Gia đình mục sư King trong lễ tang của ông ở Atlanta ngày 9/4/1968. Từ trái qua: Con gái Yolanda, 12 tuổi; anh trai A.D. King; con gái Bernice, 5 tuổi; vợ Coretta Scott King; nhà hoạt động nhân quyền Ralph Abernathy; con trai Dexter, 7 tuổi và Martin Luther King III, 10 tuổi. Ảnh: AP
Gia đình mục sư King trong lễ tang của ông ở Atlanta ngày 9/4/1968. Từ trái qua: Con gái Yolanda, 12 tuổi; anh trai A.D. King; con gái Bernice, 5 tuổi; vợ Coretta Scott King; nhà hoạt động nhân quyền Ralph Abernathy; con trai Dexter, 7 tuổi và Martin Luther King III, 10 tuổi. Ảnh: AP.
Lễ tang của mục sưMartin Luther King Jr. ở Atlanta ngày 7/4/1968. Ảnh: AP
Lễ tang của mục sưMartin Luther King Jr. ở Atlanta ngày 7/4/1968. Ảnh: AP.
Vợ Coretta Scott King và con gái Bernice trong lễ tang. Ảnh: AP
Vợ Coretta Scott King và con gái Bernice trong lễ tang. Ảnh: AP.
Hàng nghìn người dân đã đến dự tang lễ của mục sư King vào ngày 9/4/1968 ở thành phố Atlanta. Ảnh: AP./.
Hàng nghìn người dân đã đến dự tang lễ của mục sư King vào ngày 9/4/1968 ở thành phố Atlanta. Ảnh: AP.
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm