Lý giải hiện tượng ảo ảnh thành phố trên biển
Giải mã tại sao có hiện tượng nháy, co giật mắt ở người / Top 10 hiện tượng thiên nhiên kỳ thú nhất hành tinh
Ảo ảnh thành phố trên biển (mirage) là một hiện tượng độc đáo, kỳ lạ và hùng vĩ của tự nhiên. Những ảo ảnh thành phố rộng lớn đột nhiên xuất hiện trọng màn sương làm những người có thể chứng kiến hiện tượng này không khỏi sửng sốt.
Những ảo ảnh từng xuất hiện
Hàng nghìn người đã đổ về bờ biển Penglai (Trung Quốc) vào năm 2006 để chứng kiến hiện tượng ảo ảnh kỳ lạ: từ trong lớp sương mù đặc quánh, một thành phố hiện đại với những tòa nhà chọc trời, đường sá thênh thang, xe cộ tấp nập... dần dần lộ ra, thật và rõ đến ngỡ ngàng.
Ảo ảnh thành phố trên biển là một hiện tượng thiên nhiên làm sửng sốt người xem
Được biết, trước hôm xảy ra sự kiện lạ lùng, thành phố đã trải qua hai ngày mưa trắng trời. Đây cũng không phải lần đầu tiên ảo ảnh xuất hiện trên vùng biển Penglai - vốn tọa lạc trên mỏm cận đông bán đảo Sơn Đông và được văn hóa dân gian tôn sùng là nơi cự ngụ của thần thánh.Trước đây, một số ảo ảnh như vậy từng xuất hiện ở Trung Quốc. Năm 2006, China Daily cũng cho đăng tải 4 bức ảnh ma quái xuất hiện ở ngoài khơi tỉnh Sơn Đông.
Ảo ảnh thành phố trên biển xuất hiện ở Trung Quốc
Năm 1840, dân cư trên một hòn đảo nhỏ nước Anh đều nhìn thấy một tòa màu trắng rất đẹp sừng sững, ngạo nghễ đứng trong không trung, qua hiện tượng này mà cư dân nơi đây càng tin tưởng rằng thành phố pha lê trong truyện dân gian Hà Lan là có thật. 17 năm sau, cũng tại chính hòn đảo xa ngàn dặm này, cảnh tượng “thành phố pha lê của Hà Lan” trong truyền thuyết lại xuất hiện thêm một lần nữa và kéo dài tới 3 giờ đồng hồ.
Ảo ảnh thành phố từng xuất hiện ở khá nhiều nơi trên thế giới
Năm 1889, một người dân Anh đang đi bộ ở chân dãy núi miền Đông Nam bỗng giật mình khi thấy trước mặt xuất hiện mờ ảo một thành phố lớn với những tòa cao ốc chọc trời, những tòa tháp cao vút cùng với cột cờ và những nóc nhà hình củ hành của đền thờ Hồi giáo.
Khoa học lý giải
Ảo ảnh là một sự phản chiếu, chỉ có điều tấm gương ở đây không phải là kính, không phải là nước, mà chính là không khí. Vào mùa hè, những ngôi nhà, cây cối trên đường chân trời, dường như cũng run rẩy, đung đưa. Tất nhiên, không phải chính chúng rung, mà là những hình ảnh của chúng đang run rẩy. Nghĩa là, những tia sáng được các vật phản chiếu lại và đi đến mắt chúng ta đã liên tục thay đổi hướng. Người ta gọi đó là sự khúc xạ.
Khúc xạ ánh sáng là lời giải thích cho hiện tượng ảo ảnh thành phố trên biểnLấy ví dụ ảo ảnh trên sa mạc. Lớp không khí bị đốt nóng lên, và vì thế nó bị loãng đi nhiều. Lớp không khí bên trên bị nung nóng ít hơn, vì vậy nó đậm đặc hơn. Mật độ không khí ở cả hai lớp kề sát nhau ấy trong trường hợp này không còn đồng nhất nữa. Thế là trong những điều kiện như vậy, đâu đó ở chân trời, phía trước đoàn súc vật chở hàng hiện ra một cái hồ ma, còn trên thực tế, đó là sự phản chiếu bầu trời ở tấm gương của lớp không khí bên dưới, bản chất nó chỉ là sự phản chiếu trực tiếp các vật trong tấm gương không khí lạ lùng dường như bao trùm cả mặt đất mà thôi.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách