Khám phá

Những hồ nước bí ẩn tồn tại trên thế giới

Thế giới muôn màu và không một hiện tượng bí ẩn nào là không thể xảy ra, trong đó là khá nhiều hồ nước với những đặc điểm bí ẩn tới ngay cả những nhà khoa học cũng không thể giải thích.

Bí ẩn về những hồ nước đổi màu liên tục trong năm / Bí ẩn hồ nước Siberia chuyển màu đỏ khác lạ vào dịp hè

Hiện tượng bí ẩn của thiên nhiên, có lẽ con người mới chỉ được nhìn thấy và lý giải 1 phần trong đó. Những hồ nước với những đặc điểm kỳ bí, thách thức sự lý giải của các nhà khoa học là minh chứng cho điều này.

Hồ nước màu hồng

Hồ Hillier là một hồ nước màu hồng nằm trên đảo Middle, là hòn đảo lớn nhất trong số các hòn đảo trên quần đảo Recherche, Tây Australia. Từ trên nhìn xuống, hồ Hillier trông như một chiếc bong bóng kẹo cao su được thổi phồng lên. Điều đó đã khiến hồ Hillier trở nên vô cùng đặc biệt.Hồ dài khoảng 600m, được bao phủ bởi một dải cát và một khu rừng rậm Paperbark và rừng bạch đàn.

Màu hồng của nước hồ là 1 hiện tượng bí ẩn khoa học không thể giải thích

Màu hồng của nước hồ là 1 hiện tượng bí ẩn khoa học không thể giải thích

Một dải cát hẹp được bao phủ bởi thảm thực vật chia tách hồ với vùng biển phía Nam. Không giống như các hồ nước màu hồng trên thế giới như hồ ở Retba và hồ muối ở Vịnh San Francisco, các nhà khoa học vẫn chưa xác định màu hồng của Hillier là do đâu. Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học suy đoán rằng, màu hồng của hồ được tạo bởi các loài sinh vật Dunaliella salina và Halobacteria. Giả thuyết khác lại cho là do một loài vi khuẩn màu đỏ trong lớp vỏ muối tạo nên. Màu sắc này cũng không phải là tác phẩm từ ánh sáng mặt trời, bởi người ta đã lấy một thùng nước từ hồ và màu hồng vẫn giữ nguyên dù xê dịch vị trí thùng.

Hồ nước ngọt lớn nhất thế giới

Hồ Baikal, còn được biết tới với cái tên Biển Hồ thiêng, nằm ở phía Nam Siberia, thuộc Nga. Đây là hồ nước ngọt cao tuổi nhất thế giới, ra đời cách đây 25 - 30 triệu năm về trước từ một vết đứt gãy của vỏ Trái đất. Baikal có diện tích khoảng 31.722km2 với độ sâu 1.642m, chiếm đồng thời hai kỷ lục về hồ nước ngọt sâu nhất và lớn nhất trên hành tinh. Điểm độc đáo mà chỉ có hồ Baikal đang sở hữu chính là khả năng phát triển, mở rộng "thần kỳ" của nó. Theo tính toán của các nhà khoa học, mỗi năm, hồ Baikal “lớn thêm” khoảng 2cm, hiện nó đã mở ra 336 nhánh tất cả.

Có rất nhiều hiện tượng bí ẩn và những lời đồn đại về hồ nước ngọt lớn nhất thế giới này

Có rất nhiều hiện tượng bí ẩn và những lời đồn đại về hồ nước ngọt lớn nhất thế giới này

 

Thành phần nước ở đây cũng rất tinh khiết, chứa rất ít khoáng chất. Các chuyên gia kết luận rằng, không ngoa nếu gọi nước hồ Baikal gần như là nước cất.Ngoài ra, hồ Baikal còn là “ngôi nhà” của hơn 2.500 loài động thực vật khác nhau. Một số loài động vật quý hiếm nổi tiếng chẳng hạn như loài cá Golomyanka độc đáo với thân trong suốt và không đẻ trứng mà đẻ ra cá con hay loài hải cẩu có tên gọi Nerpa Baikal.Người ta đồn rằng, hồ có năng lực ma thuật siêu nhiên nào đó có thể kéo dài tuổi thọ con người. Đó cũng là lý do vì sao có những người sẵn sàng mạo hiểm ngâm mình trong nước hồ ở nhiệt độ -5 độ C để được bất tử.

Bản thân người dân sống quanh hồ Baikal cũng kể lại nhiều điều bí ẩn. Rất nhiều người thường xuyên nhìn thấy các khung cảnh lạ trên mặt hồ: từ hình lâu đài cho tới xe lửa, tàu thuyền… Đôi khi, vào ban đêm, từ phía dưới hồ còn phát ra ánh sáng rất đáng sợ.

Hồ nước tử thần

Thung lũng Rift là một khu vực hoang vắng nằm ở phía Bắc đất nước Tanzania, gần biên giới với Kenya, châu Phi. Tại đây, có một hồ nước khá lớn tên là Natron, nơi mệnh danh là tử thần của bất kỳ sinh vật nào trừ những loài chim nước chân dài như cò và hạc.

Những hiện tượng bí ẩn của hồ nước tử thần đều đến từ thành phần của nước

Những hiện tượng bí ẩn của hồ nước tử thần đều đến từ thành phần của nước

 

Hồ Natron có độ sâu khoảng 3m, phạm vi chiều rộng thay đổi tùy thuộc vào mực nước dưới tác động của sự bốc hơi do ánh nắng mặt trời, để lại trên bề mặt một hỗn hợp đậm đặc gồm muối và khoáng chất, chủ yếu là carbon và sodium bicarbonate (NaHCO3). Đây chính là hai thành phần chính làm ra chất natri cacbonat (NaCO3), phổ biến qua tên gọi Tro soda dùng trong kỹ nghệ sản xuất xà phòng giặt, đồng thời cũng là nguyên nhân khiến sinh vật nhanh chóng lâm vào thế bất động rồi "hóa thạch".

Việc những loài động vật tự lao xuống hồ vẫn là 1 hiện tượng bí ẩn

Việc những loài động vật tự lao xuống hồ vẫn là 1 hiện tượng bí ẩn

Những loài chim nhỏ hay các loài vật một khi dính phải nước hồ đều có một kết cục khủng khiếp là hóa thành đá trong phút chốc. Những cái xác ngâm trong nước hồ không phân hủy mà dần dần bị vôi hóa như là một quá trình "hóa đá" thực thụ. Không ai giải thích được điều gì khiến cho những sinh vật này lao mình vào mặt hồ chết chóc. Có vẻ như việc mặt nước trong veo và yên tĩnh phản chiếu nguyên vẹn những hình ảnh trên bờ khiến cho chúng lẫn lộn rồi tự tìm cái chết do đâm sầm vào dòng nước tử thần.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm