Những liên minh chia sẻ tình báo bí mật của NSA
Tình báo Nhật Bản sau Thế chiến II / Nữ điệp viên Liên Xô đóng vai bà nội trợ qua mặt tình báo Anh
Cũng theo báo The Guardian thì các nước thuộc Ngũ Nhãn cũng còn bao gồm thêm Đan Mạch, Pháp, Hà Lan và Na Uy (Cửu Nhãn) và sau đó lại điền thêm 5 quốc gia Châu Âu nữa. Nghe có vẻ rối khi mà 2 nước Pháp và Hà Lan từng chống đối mạnh mẽ các hoạt động nghe lén của Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (N.S.A). Ngoài ra, trong bài viết này còn kể ra những cộng đồng tình báo khác nữa là 3-4-6-7-8-9 và 10. Những cộng đồng tình báo lạ thường này được tạo ra nhằm hạn chế quyền tiếp cận đối với các thông tin tình báo và quân sự của một số quốc gia liên minh tương ứng. Những con mắt này thường được hỗ trợ bởi các mạng lưới truyền thông phức tạp.
Tờ The Guardian mô tả về cộng đồng tình báo Cửu Nhãn (9 con mắt) và các tổ chức chia sẻ tình báo khác như sau: “N.S.A hợp tác hoạt động chặt chẽ với 4 quốc gia nói tiếng Anh là Anh, Canada, Australia và New Zealand khi cùng chia sẻ tình báo thô, ngân sách, các hệ thống kỹ thuật, và nhân lực. Tập thể cao nhất của họ thường được biết đến dưới tên gọi là “Ngũ Nhãn”. Ngoài ra, N.S.A còn có các liên minh khác, mặc dù việc chia sẻ tình báo có vẻ chặt chẽ hơn với những đối tác bổ sung là Cửu Nhãn khi điền thêm Đan Mạch, Pháp, Hà Lan và Na Uy; Thập Tứ Nhãn gồm Đức, Bỉ, Ý, Tây Ban Nha và Thụy Điển; và cao nhất là Tứ Thập Nhất (41 con mắt) là sự bổ sung những con mắt khác trong liên minh đồng minh ở Afghanistan”. Trong một bài báo tương tự, tờ The New York Times có đề cập đến hai cộng đồng này nhưng không nêu tên cụ thể mà chỉ điền vào các tên mới là NACSI (Ủy ban cố vấn NATO về tình báo đặc biệt) với lời giải thích: “Sự hợp tác giới hạn này đang diễn ra ở nhiều quốc gia bao gồm các thỏa thuận chính thức của Cửu Nhãn, Thập Tứ Nhãn và Nacsi (một tổ chức gồm các cơ quan tình báo của 26 quốc gia NATO)”.
Những tiết lộ này đã được xác nhận bởi một bài báo có từ năm 2012 viết về Canada và Cộng đồng tình báo Ngũ Nhãn: “Cộng đồng tín hiệu Ngũ Nhãn cũng đóng vai trò cốt lõi trong các tổ chức tình báo tín hiệu được tìm thấy ở những quốc gia dân chủ cả ở Đông lẫn Tây. Ở phương Tây, Ngũ Nhãn còn bao gồm các đồng minh NATO của Canada và những đối tác NATO không quan trọng khác chẳng hạn như Thụy Điển. Ở phương Đông, có một phiên bản Thái Bình Dương của Ngũ Nhãn có 2 gương mặt Singapore và Hàn Quốc. Sự tồn tại của các nhóm mắt này khiến người ta hồ nghi vì thường NSA chỉ có 2 loại đối tác cùng chia sẻ tình báo tín hiệu: 1. Bên thứ 2: Ngũ Nhãn dựa trên Thỏa thuận UKUSA năm 1946; 2. Bên thứ 3: một loạt các quốc gia có những thỏa thuận song phương với NSA.
Mạng lưới các phòng thí nghiệm chiến đấu liên hợp (CFBLNet) dùng để nghiên cứu, phát triển và thử nghiệm những hệ thống chỉ huy, kiểm soát, thông tin liên lạc, máy tính, tình báo, giám sát và trinh sát. |
Mạng lưới CFBL
Thuật ngữ Cửu Nhãn có thể đến từ một số nguồn khác. Một trong số đó là trang web Zone dInteret của Pháp về cuộc tập trận của NATO mang tên Thách thức đế quốc 2008 (EC08), trong đó đề cập đến một số các mạng lưới hoạt động và thử nghiệm đã được sử dụng. Một trong số đó là Mạng lưới các phòng thí nghiệm chiến đấu liên hợp (CFBLNet) dùng để nghiên cứu, phát triển và thử nghiệm những hệ thống chỉ huy, kiểm soát, thông tin liên lạc, máy tính, tình báo, giám sát và trinh sát (C4ISR). Mạng lưới CFBL bao gồm một mạng lưới trục chưa được phân loại (Blackbone) với mục đích chính là vận chuyển các lưu lượng được mã hóa của một số vùng được phân loại và chưa được phân loại.
Thêm nữa, thuật ngữ Cửu Nhãn cũng có nguồn gốc từ việc phổ biến cách đánh dấu “Chỉ những con mắt” trước đây của NSA. Theo đó các tài liệu được ủy quyền công bố cho 5 quốc gia UKUSA mà buổi ban đầu sẽ được đánh dấu là US/CAN/NZ/UK/US. Trong các cuộc đàm thoại, thay vì kể tên từng quốc gia thì các nhân viên tình báo chỉ đơn giản gọi là “Ngũ Nhãn”. Thuật ngữ này đôi khi còn được viết tắt là FVEY.
Các quốc gia NATO gồm Pháp, Hà Lan và Na Uy đều có trong danh sách. Tờ The Guardian chỉ rõ Đức và Ý không nằm trong danh sách vì 2 nước này có tham gia vào các tổ chức liên minh khác và cùng được xem là đối tác bên thứ 3 của NSA. Nhìn ban đầu thì có 2 nhóm Cửu Nhãn khác nhau: một nhóm thì có mối quan hệ cận kề với NSA, nhóm kia thì chia sẻ tình báo trong môi trường CFBLNet. Nhóm Cửu Nhãn của NATO thuộc mạng lưới CFBL đã được nhắc đến lần đầu tiên vào năm 2008 vẫn còn cùng các quốc gia trong năm 2012. Trong khi đó Thụy Điển cũng trở thành một quốc gia toàn diện của CFBLNet nhưng không thuộc thành viên NATO, và không bao gồm trong nhóm chia sẻ tình báo Cửu Nhãn. Dự đoán tốt nhất tại thời điểm này là suy luận về Cửu Nhãn của tờ Guardian là nhóm này đã có từ trước khi tổ chức NATO được thành lập.
Hộ chiếu của “người thổi còi” Edward Snowden Ảnh nguồn: Maxim Shemetov / Reuters / Landov . |
Những “con mắt tình báo” của NSA và đối tác
Hãy nhìn vào cộng đồng Thập Tứ Nhãn (14 con mắt) vốn được tiết lộ lần đầu tiên bởi tờ báo The Guardian. Nhìn vào số lượng các quốc gia tham gia, thấy nó rất gần với CFBLNet với 13 thành viên toàn diện (12 nước + tổ chức NATO) kể từ năm 2010. Theo danh sách của tờ The Guardian công bố thì cộng đồng tình báo này có bao gồm cả Đan Mạch và Bỉ, và có thể 2 nước này mới gia nhập CFBLNet gần đây. Mục đích chính xác của hợp tác tình báo này vẫn còn chưa rõ ràng. Báo New York Times chỉ nói rằng các quốc gia tạo nên Cửu Nhãn và Thập Tứ Nhãn đã có những thỏa thuận trước đó với NSA, đó cũng là điều khiến cho một quốc gia trở thành đối tác Bên thứ 3 truyền thống. Theo tài liệu của Snowden thì có khoảng 30 quốc gia thuộc đối tác Bên thứ 3, song cho đến nay mới chỉ có tên các nước như Đức, Pháp, Áo, Đan Mạch, Bỉ và Ba Lan được công bố.
Một số nguồn tin nói rằng Na Uy, Ý, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Israel và Nam Phi cũng thuộc đối tác Bên thứ 3. Cơ chế này cũng áp dụng với 2 quốc gia là Phần Lan và Đài Loan và vì thế những nước này đôi khi còn được gọi là “Đối tác bên thứ 4”. Về vấn đề này có thể xét tới 3 khả năng: 1. Tất cả các quốc gia thuộc cộng đồng tình báo Thập Tứ Nhãn (và sau đó là Cửu Nhãn) thật sự là những đối tác bên thứ 3 bởi vì cùng có các thỏa thuận từ trước đó với NSA, có nghĩa là trong những năm gần đây cộng đồng này đã điền thêm Thụy Điển, Đan Mạch và Hà Lan; 2. Những quốc gia thuộc Cửu Nhãn và Thập Tứ Nhãn đều có những mối liên kết chặt chẽ với NSA và vì thế chúng nằm ở đâu đó giữa các nước Bên thứ 2 và Bên thứ 3; 3. Cửu Nhãn và Thập Tứ Nhãn là những cộng đồng được tạo ra cho những mục tiêu cụ thể và bao gồm cả cộng đồng Ngũ Nhãn với việc bổ sung các nước Bên thứ 3 và Bên thứ 4, tùy thuộc sự tham gia của họ vào các mục tiêu này.
Việc chia sẻ thông tin giữa các nhóm đối tác liên minh khác nhau được yêu cầu phải tạo ra những miền riêng biệt nằm ngay trong 1 mạng lưới: năm 2003, các nước thuộc Ngũ Nhãn và tổ chức NATO đã nhóm họp lại tạo thành miền Lục Nhãn, trong đó 6 thành viên cộng thêm 4 quốc gia vành đai Thái Bình Dương (Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan và Singapore) tạo thành tên miền Thập Nhãn. Mỗi miền sẽ có một mạng riêng ảo (VPN) được mã hóa Loại 2/3 DES chạy trên mạng được mã hóa bằng các thuật toán được phân loại Loại 1. Năm 2004 còn có sự tham gia của Hàn Quốc (ký hiệu Rok, tên gọi chính thức là Đại Hàn Dân Quốc). Ngoài ra còn có 3 miền riêng biệt nằm ngay trong CFBLNet và được tạo thành 2 cấp phân loại lần lượt mang tên là Lục Nhãn và Bát Nhãn. Miền Bát Nhãn bao gồm các quốc gia Lục Nhãn cộng thêm NATO và Rok. Miền Rok đã được mã hóa tách biệt với CFBLNet bằng cách sử dụng mã hóa Taclane với các thuật toán Loại 1.
Về các cộng đồng tình báo 3,4 và 5 mắt
Cộng đồng chia sẻ tin tình báo lâu đời và thân thiết Ngũ Nhãn đã bị chia làm 2 lần khác nhau. Lần đầu là vào năm 1985 khi New Zealand khước từ các tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân hoặc trang bị hạt nhân của Mỹ đến các cảng của nước này. Hậu quả là quốc đảo này đã bị cắt với phần lớn các thể chế tình báo do Mỹ dẫn đầu. New Zealand không còn có tình báo quân sự hoặc tình báo trí tuệ con người (HUMINT) nữa, ngoại trừ các hoạt động mà nước này tham gia. Thứ mà New Zealand còn giữa được liên kết là cộng đồng tình báo Tứ Nhãn. New Zealand cũng mất quyền truy cập vào mạng lưới Centrixs Tứ Nhãn (CFE hoặc X-Net) vốn được tạo ra từ năm 2001 và dùng để điều phối hợp tác với 4 đối tác còn lại là Australia, Canada, Anh và Mỹ. Đối với những trao đổi và chia sẻ thông tin giữa những nước này còn có một mạng lưới tách biệt có mã danh là Stoneghost vốn được duy trì bởi Cơ quan tình báo quốc phòng Hoa Kỳ (DIA).
Stoneghost có tên cũ là Intelink-C, đôi khi còn được gọi là Q-Lat hay Quad link. Thông tin giới hạn cho các đối tác Tứ Nhãn được đánh dấu bằng mã quốc gia tương ứng hoặc chữ viết tắt của nó là ACGU. Để hoạt động theo cấp chiến lược thì còn có một mạng khác nữa gọi là Pegasus, nó cung cấp e-mail, tán gẫu (chat) và thông tin liên lạc VoSIP trong các đối tác Ngũ Nhãn, khi các mối hợp tác quân sự giữa Mỹ và New Zealand được phục hồi trở lại vào năm 2007. Và cũng kể từ đó có một mạng riêng biệt được gọi là Centrixs-NZ được thiết lập đã kết nối Tứ Nhãn với New Zealand. Việc chia sẻ tin tức tình báo giữa Mỹ và Ngũ Nhãn được thực hiện thông qua NSANet, đó là một mạng TS/SCI do NSA nắm quyền kiểm soát. Còn có một nhóm phụ khác của Ngũ Nhãn đã được hình thành khi Canada không tham gia với Mỹ trong cuộc chiến chống Iraq năm 2003. Cộng đồng tình báo Tam Nhãn là sự tham gia của 3 nước Mỹ, Anh và Australia. Mối quan hệ giữa 3 nước này trở nên gần gũi hơn khi cả Anh và Australia cùng được cấp quyền tiếp cận tình báo của họ dưới thời Tổng thống George W. Bush.
Các quốc gia tạo nên những cộng đồng tình báo Ngũ Nhãn, Cửu Nhãn, Thập Tứ Nhãn Ảnh nguồn: ABC News. |
Những mạng lưới Centrixs
Những mạng lưới liên minh đa quốc gia do Mỹ làm chủ xị được biết đến dưới cái tên là Centrixs, viết tắt là Hệ thống trao đổi thông tin khu vực kết hợp doanh nghiệp. Nó là một kiến trúc mạng diện rộng (WAN) mà có thể được thành lập theo nhu cầu của một cuộc tập trận chung hoặc hoạt động chung cụ thể. Centrixs hỗ trợ chia sẻ thông tin hoạt động và tình báo ở cấp độ bí mật (tùy theo quốc gia hoặc liên minh được chỉ định). Một số mạng Centrixs khá nổi tiếng bao gồm: Centrixs Tứ Nhãn (CFE) dùng cho Mỹ, Anh, Canada và Australia; Centrixs-NZ dùng cho Tứ Nhãn cộng New Zealand; Centrixs-JPN dùng cho Mỹ và Nhật Bản; Centrixs-K dùng cho Mỹ và Hàn Quốc; Centrixs-PHI dùng cho Mỹ và Philippines; Centrixs-CNFC dùng cho Các lực lượng hải quân kết hợp Centcom; Centrixs-MCFI dùng cho Các lực lượng liên minh đa quốc gia Iraq; Centrixs-ISAF (CX-I) là thành phần của Mỹ trong Mạng lưới sứ mạng Afghanistan nhằm chia sẻ thông tin chiến đấu quan trọng trong số 50 đối tác liên minh; Centrixs-GCTF (CX-G) dùng cho Các lực lượng chống khủng bố toàn cầu, là mạng lưới liên minh Mỹ ở Afghanistan nhằm chia sẻ thông tin trong số 80 quốc gia đóng góp quân đội.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách
Bộ tộc người bí ẩn nằm sâu trong rừng, không mặc quần áo, biệt lập hoàn toàn với văn minh loài người
CLIP: Sóc nhỏ "chơi khăm" linh miêu và cái kết đầy bi thảm
Người ngoài hành tinh đang cố gắng liên lạc với Trái Đất? Tín hiệu đã truyền đi 8 tỷ năm qua không gian là gì?