Tình báo Nhật Bản sau Thế chiến II
Sứ mệnh mật trong Thế chiến II: Bắt cóc các nhân vật chủ chốt trong dự án nguyên tử của Hitler / Đội quân lính đánh thuê của Hitler trong Thế chiến thứ II
Bị đánh bại trong sự kiện Đại chiến thế giới lần thứ hai (ĐCTGII) tiến trình phi quân sự hóa sau đó cũng đồng nghĩa là các hoạt động tình báo Nhật đã không còn tồn tại trong suốt nhiều thập niên sau đó. Tuy vậy mối bận tâm với truyền thống của Nhật Bản đã quay trở lại.
Ngoài việc mở rộng quân sự và kể từ năm 2018 Nhật Bản lại đón những chiếc tàu sân bay mới, nước này cũng tăng cường bộ máy tình báo chính thức của mình như là một cách phản hồi với thứ mà người đứng đầu Chánh văn phòng nội các của nước này gọi là “Môi trường an ninh đang thay đổi mạnh mẽ quanh hòn đảo chúng ta”.
Ông Richard Samuels, chuyên gia hàng đầu về chính sách đối ngoại và chính trị Nhật Bản, một nhà khoa học chính trị của Viện công nghệ Massachusetts (MIT) phát biểu: “Tình báo là yếu tố quan trọng của bất kỳ chiến lược an ninh quốc gia nào. Ở đây chỉ là câu hỏi về mức độ mạnh mẽ và công khai mạnh mẽ. cũng như bất kỳ quốc gia nào cũng sẵn sàng muốn làm điều đó. Sau đó bằng việc xem xét tình trạng các nỗ lực tình báo của Nhật Bản đã giúp chúng tôi hiểu được diện mạo và mục tiêu của chiến lược lớn hơn của Nhật Bản”.
Còn hiện giờ ông Samuels đã viết một lịch sử mới rộng mở hơn về các nỗ lực tình báo của Nhật Bản, từ quá khứ cho đến hiện tại. Cuốn sách của ông Samuels mang tựa đề “Trọng trách đặc biệt: Một lịch sử của cộng đồng tình báo Nhật Bản” đã được công bố gần đây bởi Nhà xuất bản Đại học Cornell.
Tác giả Samuels, hiện là giám đốc của Trung tâm nghiên cứu quốc tế và là giáo sư khoa học chính trị của MIT, khẳng định: “Nhật Bản không có khả năng tình báo toàn diện, nhưng họ đang đi đúng hướng. Sự cấm kỵ của Nhật Bản đối với các hoạt động quân sự và tình báo đã từng tồn tại một thời kỳ dài, và hiện nay những cấm kỵ đó đang dần dần được nới lỏng”.
Vướng cái "gông" của Mỹ
Ngoài thế lực ninja (những người phụng sự cho tình báo đối nội) thì các nỗ lực tình báo quốc tế của Nhật Bản cũng đã chứng kiến một vài giai đoạn rõ rệt: một thời kỳ đầu loang lổ, một sự tích tụ lớn ngay trước ĐCTGII, việc tháo dỡ hệ thống dưới sự chiếm đóng của Hoa Kỳ, và đặc biệt là trong suốt thập kỷ hiện tại: sự phục hồi các khả năng tình báo.
Uchida Ryohei (1879-1937), thủ lĩnh kiêm nhà sáng lập tổ chức tình báo đầu tiên của Nhật Bản, Hắc Long Hội (BDS). Ảnh nguồn: Wikipedia. |
Nhật Bản từng “bế quan tỏa cảng” với phần còn lại của thế giới cho đến cuối thế kỷ 19, nước này không chính thức theo đuổi các hoạt động tình báo quốc tế cho mãi đến cuối thập niên 1860. Và đến đầu thập niên 1900, các điệp viên Nhật đã đạt được một số thành công: Họ đã giải mật các cáp ngoại giao của Nga trong cuộc chiến tranh Nga – Nhật (1904-1905) và cắt đứt các cuộc đột kích của Nga trong suốt cuộc chiến. Như cách nhà khoa học chính trị Richard Samuels đã mô tả trong cuốn sách của mình thì trong suốt thời kỳ chiến tranh Nga – Nhật, người Nhật đã lệ thuộc nhiều vào chuỗi các điệp viên và mật vụ làm việc theo lối không chính thức – một sự dàn xếp khôn khéo nhằm khiến nước này “từ chối hợp lý” trong trường hợp các nhân viên này bị địch bắt.
Ông Samuels nhấn mạnh: “Có một sự phụ thuộc kỳ quặc vào những kẻ vô lại, thành phần lưu manh và cả những kẻ sống ngoài vòng pháp luật”. Một số điệp viên trong số này đã gặt hái chút thành công. Có một điệp viên tên là Uchida Ryohei đã thành lập ra một tổ chức gián điệp mang tên là “Hội sông Amur (đôi khi tổ chức này còn được gọi là Hắc Long Hội), ông đã mở trường đào tạo tình báo của riêng mình nhằm tạo ra các loại bản đồ chiến trường tốt nhất của Nhật Bản, và tiến hành các hoạt động tác chiến để giới hạn hoạt động bành trướng của đế quốc Nga. Trong thập niên 1930, có một điệp viên ngầm khác tên là Doihara Kenji (vốn là viên tướng của Lục quân đế quốc Nhật Bản cũng là người đã vạch kế hoạch xâm lược Mãn Châu, sau đó bị Tòa án quốc tế Viễn Đông kết án tội phạm chiến tranh loại A và chịu án tử hình. Năm 1978, bài vị của Doihara Kenji được đem vào thờ phượng ở Tĩnh Quốc Thần Xã (Yasukuni)) đã thành công vang dội khi thiết lập các chính phủ địa phương thân Nhật ở miền Bắc Trung Quốc và đôi khi Kenji còn được gọi là “Lawrence xứ Mãn Châu”.
Ninja gần như đã trở thành một biểu tượng. |
Trong khi đó các đơn vị tình báo chính thức của Nhật Bản đã thiếu trầm trọng hoạt động phối hợp: họ chia thành nhiều nhóm quân sự riêng, cũng như nằm giữa các cơ quan quân sự và ngoại giao. Vào những thập kỷ trước sự kiện ĐCTGII, Nhật Bản đã tận dụng sức mạnh hiện có của họ để nghiên cứu các nền văn hóa hải ngoại.
Học giả Richard Samuels giải thích: “Người Nhật đã phát minh ra các nghiên cứu khu vực trước khi người Mỹ biết làm, và họ sử dụng các tiến bộ công nghệ để đạt được những bước tiến khổng lồ trong việc thu thập thông tin. Họ có điểm mạnh, điểm yếu, có hoạt động tình báo chính thức và phi chính thức, song tựu chung thì họ có một thời kỳ phát triển rực rỡ trong khả năng tình báo của mình. Lẽ tất nhiên hoạt động này phải đình lại cho đến cuối cuộc đại chiến khi toàn bộ bộ máy quân sự đã bị phá bỏ. Vì thế mà có một thời kỳ ngay sau đại chiến đã không còn tồn tại thông tin tình báo chính thức”.
Sự tái phục hồi khuynh hướng chính trị hậu chiến của Nhật Bản đối với Hoa Kỳ đã tạo ra nhiều thuận lợi cho nước này nhưng đồng thời cũng là căn nguyên gây thất vọng cho một số người. Đất nước Nhật biến thành một siêu cường kinh tế song cũng thiếu đi các khả năng hoạt động mật như những nước khác. Nhà khoa học chính trị của MIT, ông Samuels phân tích: “Cuộc Chiến tranh Lạnh là thời kỳ mà nhiều người Nhật trong thế giới tình báo hết sức phẫn nộ khi họ phải buộc chấp nhận sức mạnh của Mỹ trong thế giới tình báo, và bất bình với sự thật đó. Họ có khả năng tình báo kinh tế. Họ thực hiện các phân tích kinh tế hải ngoại rất cừ cũng như mọi nơi trên thế giới, nhưng họ lại hoạt động kém trên các mặt trận ngoại giao và quân sự”.
Xoay trục châu Á
Trong cuốn sách “Trọng trách đặc biệt”, tác giả Richard Samuels đề xuất có 3 lý do chính giải thích tại sao về các sự cải cách quốc gia trong những hoạt động tình báo: những thay đổi trong môi trường chiến lược; các đổi mới công nghệ; thất bại tình báo. Lý do đầu tiên được cho là chịu trách nhiệm cho sự hồi sinh các hoạt động tình báo hiện tại của Nhật Bản.
Nhà Nhật Bản học kiêm giáo sư khoa học chính trị của Viện công nghệ Massachusetts (MIT), ông Richard Samuels, tác giả của bài viết này. Ảnh nguồn: MIT Political Science. |
Tác giả Samuels lưu ý rằng một số quan chức Nhật muốn thay đổi cấu trúc tình báo của nước họ trong suốt thập niên 1980. Sự kết thúc thời kỳ Chiến tranh Lạnh có nghĩa là bản đồ địa chính trị đã trở nên phức tạp hơn đã cung cấp một lý do thuyết phục hơn nhằm giải thích cho việc Nhật Bản phải làm như vậy (cải tổ cấu trúc tình báo) mà không tạo ra nhiều kết quả hữu hình. Thay vào đó những sự kiện gần đây ở Châu Á đã có tác động to lớn hơn đến Nhật Bản: đơn cử là vụ thử tên lửa của CHDCND Triều Tiên, và sự gia tăng mạnh mẽ của Trung Quốc trong sức mạnh quân sự và kinh tế.
Tác giả Samuels lưu ý rằng vào năm 2005 GDP của Nhật Bản vẫn gấp đôi Trung Quốc. Nhưng một thập niên sau đó, nền kinh tế Trung Quốc đã phục hưng lên gấp 2,5 lần so với Nhật Bản cũng như ngân sách chi tiêu cho quân sự đã tăng gấp đôi. So với Trung Quốc, sức mạnh Mỹ cũng đã suy giảm. Những sự thay đổi này đã làm thay đổi hẳn các ưu tiên an ninh của Nhật Bản. Nhà khoa học chính trị Samuels phân tích: “Đã có một sự xoay trục của Nhật Bản ở Châu Á. Điều này cực kỳ quan trọng.
Hơn hết từ quan điểm của người Nhật thì “Câu hỏi về Trung Quốc là hiển nhiên. Liệu đà gia tăng của Nhật là tách rời ra hay đang đi vào thế ổn định?”. Những thay đổi trong khu vực Châu Á đã khiến cho Nhật Bản lập bản đồ về sự tự tin lớn hơn trong chính sách đối ngoại, được phản ánh trong chức năng tình báo ngày một gia tăng của nước này. Cụ thể là kể từ năm 2013 sau khi Thủ tướng Shinzo Abe cầm quyền nhiệm kỳ hai, Nhật Bản đã tự xây dựng chức năng tình báo riêng và không giống với cơ chế cũ, khiến các hoạt động mang tính thống nhất hơn và hỗ trợ tốt hơn.
Trụ sở của Cơ quan tình báo an ninh công cộng ở Tokyo. Ảnh nguồn: Alchetron. |
Nhật Bản vẫn đang phối hợp chung với Mỹ trong một số lĩnh vực tình báo, nhưng họ cũng đang xử lý các vấn đề tình báo riêng của mình theo một cách chưa từng thấy trong vài thập niên qua. Học giả khoa học chính trị Richard Samuels lưu ý: “Sự độc lập trong chính sách đối ngoại ngày càng tăng của Nhật Bản đang được các cử tri ủng hộ. Ngay từ bây giờ họ đã nhìn thấy các vấn đề, và thường đàm luận về nó. Trước đây người Nhật ngại đề cập đến chuyện tình báo trong môi trường công sở, còn hiện giờ người ta đang công khai và ngày càng có khuynh hướng muốn nói sâu hơn”.
Cuốn sách “Trọng trách đặc biệt” đã được khen ngợi bởi nhiều học giả khác trong lĩnh vực nghiên cứu an ninh và chính sách đối ngoại của Nhật Bản. Bà Sheila Smith từ Hội đồng quan hệ đối ngoại (CFR ở Washington) đã gọi cuốn sách của ông Samuels là “Một cuốn sách trên cả tuyệt vời đã cung cấp cái nhìn sâu sắc cho các học giả và những nhà hoạch định chính sách tìm kiếm để hiểu hơn về những thay đổi trong các lựa chọn an ninh của Nhật Bản”.
Bằng cách xem xét các vấn đề tình báo theo cách này, học giả Samuels cũng đã lần theo những đường nét lớn hơn trong lịch sử Nhật Bản: trước hết, nó mở rộng với thế giới; kế đó là tự liên kết với Mỹ trong thế giới thời hậu đại chiến; và giờ đây là tiến tới những khả năng to lớn hơn.
Trên mặt trận tình báo, những khả năng dạng này bao gồm nhấn mạnh phân tích và sắp xếp hợp lý quan hệ giữa các đơn vị, hướng tới đồng bộ các chức năng trong những trạng thái khác nhau.Ông Samuels kết luận: “Có giả định cho rằng người Nhật không màng tình báo ngoại trừ hoạt động kinh tế. À, tôi hy vọng rằng sau khi người ta đọc được cuốn sách này họ sẽ hiểu có những thứ đã lâu không còn nữa và có những thứ mới đang dần lộ diện”.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách